Hội nghị quốc tế Kỹ nghệ tri thức và hệ thống lần thứ VI năm 2014

Đăng lúc: Thứ năm - 11/02/2016 04:36 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 09-11/10, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức Hội nghị quốc tế Kỹ nghệ tri thức và hệ thống lần thứ VI (Knowledge and Systems Engineering- KSE 2014) tại nhà E3.
 
Đến tham dự hội nghị về phía ĐHQGHN gồm TS. Nguyễn Thị Anh Thu- Trưởng Ban hợp tác và Phát triển, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu châu Á; PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Ban Khoa học và Công nghệ. Về phía trường Đại học Công nghệ gồm PGS.TS. Nguyễn Việt Hà- Hiệu trưởng nhà trường, cùng cán bộ khoa CNTT và các chuyên gia, diễn giả quốc tế. Chủ trì hội nghị lần này có sự tham gia của GS.Sadaaki Miyamoto, Trường ĐH Tsukuba, Nhật Bản; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình, Viện trưởng Viện tin học Pháp ngữ.
Hội nghị quốc tế “Kỹ nghệ Tri thức và Hệ thống-KSE” là một trong ba hội nghị có uy tín cao thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) được tổ chức thường niên tại Việt Nam. Hội nghị được thành lập và tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009 tại trường ĐHCN, ĐHQGHN. Đến nay hội nghị được tổ chức 5 lần gồm KSE2009 tại trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN; KSE2010 tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, KSE2011 tại trường Đại học Hà Nội và KSE2012 tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; KSE2013 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hội nghị KSE là diễn đàn quốc tế mở dành cho trình bày, thảo luận và trao đổi những tiến bộ, thách thức thời sự nhất trong giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các lĩnh vực trong CNTT.
Đây là lần thứ 6 hội nghị được tổ chức nhằm hướng tới việc quy tụ các nhà nghiên cứu, những người làm trong lĩnh vực học thuật, những người làm chuyên môn và sinh viên để chia sẻ kết quả nghiên cứu và các ứng dụng thực tiễn. Và hơn thế nữa, hội nghị sẽ thắt chặt  mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu và giáo dục về Kỹ nghệ tri thức và hệ thống.
Hội nghị lần này đã nhận được 97 bài đăng ký, mõi bài báo được phản biện ít nhất hai lần từ các thành viên của hội đồng chuyên môn của hội nghị. Số bài báo được chấp nhận báo tại hội nghị đăng kỷ yếu là 51 bài. Bên cạnh đó, ban tổ chức đã mời được ba nhà khoa học có uy tín trên thế giới đến trình bày báo cáo mời gồm GS. Satoshi Tojo- JAIST; GS. Masahiro Inuiguchi- Đại học Osaka, Nhật Bản; GS. Hamido Fujita- Đại học Iwate.
GS. Hamido Fujita- Đại học Iwate
 
GS. Masahiro Inuiguchi- Đại học Osaka, Nhật Bản
 
GS. Satoshi Tojo- Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST)
 
Các chủ đề và nội dung chủ yếu sẽ được trình bày tại hội nghị bởi các chuyên gia trong và ngoài nước gồm Tính toán thông minh, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Công nghệ phần mềm, Học máy và tính toán mềm, Công nghệ thông tin trong y tế, Xử lý ảnh và thị giác máy, Truyền thông đa phương tiện. .
Dựa trên những nội dung được trình bày, phần thảo luận của hội nghị diễn ra sôi nổi và được nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia, cán bộ trong và ngoài nước. Hội nghị được tổ chức thành công sẽ thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ tại Việt Nam và trên thế giới.
 Tuyết Nga (UET-News)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 56
  • Khách viếng thăm: 53
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 17696
  • Tháng hiện tại: 327831
  • Tổng lượt truy cập: 17454016

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên