Giáo dục Thới Bình: Tiếp tục duy trì phát triển bền vững
- Chủ nhật - 15/11/2015 22:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xác định đầu tư cho giáo dục chính là bước chuẩn bị nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, thời gian qua, huyện Thới Bình đã quan tâm tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công tác này.
Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của phụ huynh học sinh, cơ sở vật chất trường lớp ngày một khang trang, sạch đẹp. Cùng với các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, toàn ngành còn tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy và học theo hướng chuẩn hóa. Tính đến nay, các trường học trên địa bàn huyện cơ bản được kiên cố hóa. Số lượng trường có máy chiếu đa năng phục vụ cho giảng dạy và học tập ngày càng cao, 100% trường được nối mạng Internet khai thác và sử dụng có hiệu quả. Các công trình như sân chơi, bãi tập… không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Trong mấy năm qua, huyện đã dành hàng tỷ đồng để đầu tư thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, sách thư viện… phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của thầy, trò các nhà trường. Các trường duy trì hoạt động của thư viện, hàng năm đều đầu tư kinh phí để bổ sung các đầu sách, góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu nghiên cứu của giáo viên và nhu cầu đọc sách của học sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện tiếp tục chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. Tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các khối lớp, tăng cường vai trò của hội đồng tư vấn về chuyên môn, quan tâm tới việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua các chuyên đề bộ môn cấp phòng, cấp trường. Chỉ đạo các trường cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn, đẩy mạnh phong trào viết sáng kiến, tự làm và sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn, tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học.
Cùng với đó, ngành Giáo dục Thới Bình cũng tập trung nhiều giải pháp để xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy, học trong giai đoạn mới. Đến nay, 100% giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo và đạt chuẩn về nghề nghiệp giáo viên. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn là trên 70% và hầu hết đều có khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách hiệu quả. Chất lượng dạy và học được nâng lên.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng được lãnh đạo các cấp tập trung chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt. Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia từ huyện đến cơ sở tập trung phát huy vai trò của mỗi thành viên trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc để thực hiện. Mỗi năm, các xã, thị trấn rà soát, đánh giá đúng thực trạng của các trường theo 5 tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia, từ đó xây dựng kế hoạch, đăng ký lộ trình thực hiện. Nội dung đăng ký phải bảo đảm tính khả thi, đưa ra được giải pháp, phương án đối với từng trường cụ thể.
Tiếp tục triển khai mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), triển khai dạy học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục. Dạy tiếng Anh thí điểm tại Trường Tiểu học. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở. Từ những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện của huyện, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn được duy trì và nâng cao.
Để tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, trong thời gian tới, ngành giáo dục Thới Bình sẽ tăng cường nguồn vốn đầu tư, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án về kiên cố hoá trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, một giải pháp được Thới Bình rất chú trọng đó là triển khai có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục; tập trung huy động mọi nguồn lực để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Đồng thời, thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các trường học ngoài công lập chất lượng cao, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, giảm bớt nguồn đầu tư từ ngân sách huyện.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện tiếp tục chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. Tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các khối lớp, tăng cường vai trò của hội đồng tư vấn về chuyên môn, quan tâm tới việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua các chuyên đề bộ môn cấp phòng, cấp trường. Chỉ đạo các trường cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn, đẩy mạnh phong trào viết sáng kiến, tự làm và sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn, tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học.
Cùng với đó, ngành Giáo dục Thới Bình cũng tập trung nhiều giải pháp để xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy, học trong giai đoạn mới. Đến nay, 100% giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo và đạt chuẩn về nghề nghiệp giáo viên. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn là trên 70% và hầu hết đều có khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách hiệu quả. Chất lượng dạy và học được nâng lên.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng được lãnh đạo các cấp tập trung chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt. Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia từ huyện đến cơ sở tập trung phát huy vai trò của mỗi thành viên trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc để thực hiện. Mỗi năm, các xã, thị trấn rà soát, đánh giá đúng thực trạng của các trường theo 5 tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia, từ đó xây dựng kế hoạch, đăng ký lộ trình thực hiện. Nội dung đăng ký phải bảo đảm tính khả thi, đưa ra được giải pháp, phương án đối với từng trường cụ thể.
Tiếp tục triển khai mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), triển khai dạy học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục. Dạy tiếng Anh thí điểm tại Trường Tiểu học. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở. Từ những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện của huyện, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn được duy trì và nâng cao.
Để tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, trong thời gian tới, ngành giáo dục Thới Bình sẽ tăng cường nguồn vốn đầu tư, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án về kiên cố hoá trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, một giải pháp được Thới Bình rất chú trọng đó là triển khai có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục; tập trung huy động mọi nguồn lực để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Đồng thời, thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các trường học ngoài công lập chất lượng cao, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, giảm bớt nguồn đầu tư từ ngân sách huyện.