Giáo dục Thới Bình qua những chặng đường phát triển
- Chủ nhật - 15/11/2015 22:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trước năm 2000 hệ thống giao thông của huyện Thới Bình chủ yếu bằng đường thủy. Ngành GD-ĐT huyện Thới Bình đứng trước những khó khăn về đội giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp. Làm thế nào để mở trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân vùng sâu, vùng xa đầy sông nước này? Với tư duy năng động sáng tạo, lãnh đạo ngành GD-ĐT huyện Thới Bình đã chọn những học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở là người địa phương tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 3 tháng hè, đưa về các xã ấp để dạy tiểu học. Mặt khác ngành GD-ĐT phối hợp với UBND các xã huy động dân đóng góp công và cây lá địa phương dựng trường mở lớp để dạy học sinh. Do giao thông khó khăn, nhiều điểm trường mỗi lớp chỉ có 10-15 học sinh, có điểm trường phải dạy lớp ghép. Tính đến năm 2000 toàn huyện có 1 trường mẫu giáo, 2 trường THPT, 7 trường THCS và 27 trường tiểu học với 150 điểm trường.
Cơ sở vật chất các trường học ở Thới Bình ngày một khang trang
Sau năm 2000 tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Thới Bình nói riêng đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là cầu cống và hệ thống giao thông đường bộ. Chỉ sau vài năm hàng trăm Km đường bộ được xây dựng bê tông hóa nối liền các xã, ấp trong toàn huyện. Hệ thống đường bộ cùng lưới điện quốc gia về đến xã ấp đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống nông dân Thới Bình được nâng cao về mọi mặt. Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng và phát triển nhanh đặt ra vấn đề phải qui hoạch lại hệ thống mạng lưới trường lớp đối với ngành GD-ĐT Thới Bình sao cho phù hợp với hệ thống đường giao thông, phù hợp với địa bàn dân cư và nhu cầu xây dựng trường lớp cơ bản.
Trước thực trạng đó, ngành giáo dục Thới Bình đã xác định: Tập trung phát triển bậc học mầm non, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Qui hoạch lại hệ thống trường tiểu học, gom lại các điểm trường trên cùng địa bàn dân cư có số lượng học sinh quá ít, nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản và nâng cao chất lượng GD-ĐT. Về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Ngành GD-ĐT chịu trách nhiệm xác định vị trí xây dựng các điểm trường. Chất lượng xây dựng trường thuộc về ngành xây dựng và UBND các xã. Về công tác tổ chức cán bộ, tiến hành sắp xếp lại hệ thống tổ chức cán bộ giáo viên. Đưa đi đào tạo lại số giáo viên tiểu học được đào tạo ngắn ngày trước năm 2000. Số giáo viên tiểu học dư thừa do sắp xếp lại hệ thống trường tiểu học được đưa đi đào tạo cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm về phục vụ cho ngành học mầm non và phổ thông cơ sở. Số còn lại do sức khỏe và tuổi cao vận động nghỉ theo chế độ bảo hiểm hiện hành.
Sau hơn 10 năm với sự kiên trì và quyết tâm ngành GD-ĐT Thới Bình đã thực hiện được các mục tiêu lớn của bản đề án đặt ra. Hệ thống mạng lưới trường lớp được xây dựng cơ bản. Đến nay, toàn huyện có 3 trường THPT tăng 1 Trường , khối THCS có 15 trường tăng 8 trường, khối mầm non có 18 trường tăng 17 trường. Khối tiểu học có 25 trường. Điều đáng ghi nhận lớn nhất đó là 100% cán bộ giáo viên các ngành học đều đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là giáo viên tiểu học có tới gần 40% đạt trình độ Đại học sư phạm. Thực hiện đề án qui hoạch lại hệ thống trường lớp và tổ chức cán bộ giáo viên của ngành GD-ĐT Thới Bình hàng năm đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng ngân sách. Chất lượng GD-ĐT ngày càng được nâng cao. Từ những kết quả đã đạt được ngành GD-ĐT Thới Bình nhiều năm liền là một trong những lá cờ đầu của ngành GD-ĐT tỉnh Cà Mau.
Cơ sở vật chất các trường học ở Thới Bình ngày một khang trang
Sau năm 2000 tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Thới Bình nói riêng đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là cầu cống và hệ thống giao thông đường bộ. Chỉ sau vài năm hàng trăm Km đường bộ được xây dựng bê tông hóa nối liền các xã, ấp trong toàn huyện. Hệ thống đường bộ cùng lưới điện quốc gia về đến xã ấp đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống nông dân Thới Bình được nâng cao về mọi mặt. Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng và phát triển nhanh đặt ra vấn đề phải qui hoạch lại hệ thống mạng lưới trường lớp đối với ngành GD-ĐT Thới Bình sao cho phù hợp với hệ thống đường giao thông, phù hợp với địa bàn dân cư và nhu cầu xây dựng trường lớp cơ bản.
Trước thực trạng đó, ngành giáo dục Thới Bình đã xác định: Tập trung phát triển bậc học mầm non, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Qui hoạch lại hệ thống trường tiểu học, gom lại các điểm trường trên cùng địa bàn dân cư có số lượng học sinh quá ít, nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản và nâng cao chất lượng GD-ĐT. Về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Ngành GD-ĐT chịu trách nhiệm xác định vị trí xây dựng các điểm trường. Chất lượng xây dựng trường thuộc về ngành xây dựng và UBND các xã. Về công tác tổ chức cán bộ, tiến hành sắp xếp lại hệ thống tổ chức cán bộ giáo viên. Đưa đi đào tạo lại số giáo viên tiểu học được đào tạo ngắn ngày trước năm 2000. Số giáo viên tiểu học dư thừa do sắp xếp lại hệ thống trường tiểu học được đưa đi đào tạo cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm về phục vụ cho ngành học mầm non và phổ thông cơ sở. Số còn lại do sức khỏe và tuổi cao vận động nghỉ theo chế độ bảo hiểm hiện hành.
Sau hơn 10 năm với sự kiên trì và quyết tâm ngành GD-ĐT Thới Bình đã thực hiện được các mục tiêu lớn của bản đề án đặt ra. Hệ thống mạng lưới trường lớp được xây dựng cơ bản. Đến nay, toàn huyện có 3 trường THPT tăng 1 Trường , khối THCS có 15 trường tăng 8 trường, khối mầm non có 18 trường tăng 17 trường. Khối tiểu học có 25 trường. Điều đáng ghi nhận lớn nhất đó là 100% cán bộ giáo viên các ngành học đều đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là giáo viên tiểu học có tới gần 40% đạt trình độ Đại học sư phạm. Thực hiện đề án qui hoạch lại hệ thống trường lớp và tổ chức cán bộ giáo viên của ngành GD-ĐT Thới Bình hàng năm đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng ngân sách. Chất lượng GD-ĐT ngày càng được nâng cao. Từ những kết quả đã đạt được ngành GD-ĐT Thới Bình nhiều năm liền là một trong những lá cờ đầu của ngành GD-ĐT tỉnh Cà Mau.