Thi tốt nghiệp THPT năm 2013: Ra đề theo hướng mở..........
- Thứ tư - 04/11/2015 10:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bộ yêu cầu các địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm nghiêm túc về những hạn chế, yếu kém của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Bộ sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và các hiện tượng tiêu cực, nhất là trong công tác coi thi. Tạo cơ chế để tăng cường sự giám sát của xã hội và các bên liên quan đối với tất cả các khâu của kỳ thi. Bổ sung quy định về việc chấm kiểm tra, chấm thẩm định bài thi tự luận; công bố rộng rãi, công khai kết quả. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời, phục vụ công tác chỉ đạo, tổ chức thi từ Trung ương đến địa phương.
Theo đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo, hiện nay công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, giám thị ở một số phòng thi chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau, mang tài liệu vào phòng thi để gian lận, dẫn đến nhiều thí sinh làm bài thi giống nhau, trong đó, có những nội dung sai rất … giống nhau! Đặc biệt, vừa qua tại hội đồng coi thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang đã để xảy ra tình trạng giám thị và người không có trách nhiệm trong hội đồng coi thi tham gia giải bài, ném bài cho thí sinh; giám thị buông lỏng trách nhiệm để thí sinh nhận tài liệu từ bên ngoài và quay cóp, chép bài của nhau trong phòng thi.
Bêncạnh đó, sự phối hợp của các ban, ngành đoàn thể với ngành giáo dục trong tổ chức thi ở một số địa phơng, ở một số khâu còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả. Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa được khắc phục triệt để, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm, tiêu cực trong thi cử.
Về sự giám sát của xã hội đối với kỳ thi, chưa tạo được cơ chế giám sát của xã hội, phụ huynh và học sinh đối với các khâu của kỳ thi. Vì vậy, các hành vi vi phạm quy chế thi, hiện tượng tiêu cực trong công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo,... không được phát hiện kịp thời, xử lý chưa dứt điểm.
Trong kỳ thi vừa qua, dựa trên kết quả tốt nghiệp của các đơn vị, Bộ giáo dục và đào tạo đã thành lập hội đồng chấm thẩm định đề chấm bài thi tự luận các môn toán, ngữ văn, lịch sử và địa lý của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả thi tăng đột biến với so với các năm trước và trùng lặp nhiều ở một mức điểm. Kết quả cho thấy, một số cán bộ chấm thi không thực hiện đúng quy định của quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ, vì vậy, có nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm, hoặc bị cộng điểm sai; một số lượng đáng kể các bài thi có kết quả điểm công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của Bộ giáo dục và đào tạo, chủ yếu là điểm công bố cao hơn từ 1,0 điểm đến 2,0 điểm, cá biệt là 3,0 điểm và cao hơn so với đáp án và thang điểm của Bộ.
Những hạn chế trong công tác coi thi, chấm thi nêu trên cũng cho thấy công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ. Hậu quả của những thiếu sót, khuyết điểm trên là kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi, cũng như kết quả thi tốt nghiệp THPT của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bài thi được chấm thẩm định và của cả nước bị sai lệch, cao hơn thực chất.
Theo đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo, hiện nay công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, giám thị ở một số phòng thi chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau, mang tài liệu vào phòng thi để gian lận, dẫn đến nhiều thí sinh làm bài thi giống nhau, trong đó, có những nội dung sai rất … giống nhau! Đặc biệt, vừa qua tại hội đồng coi thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang đã để xảy ra tình trạng giám thị và người không có trách nhiệm trong hội đồng coi thi tham gia giải bài, ném bài cho thí sinh; giám thị buông lỏng trách nhiệm để thí sinh nhận tài liệu từ bên ngoài và quay cóp, chép bài của nhau trong phòng thi.
Bêncạnh đó, sự phối hợp của các ban, ngành đoàn thể với ngành giáo dục trong tổ chức thi ở một số địa phơng, ở một số khâu còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả. Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa được khắc phục triệt để, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm, tiêu cực trong thi cử.
Về sự giám sát của xã hội đối với kỳ thi, chưa tạo được cơ chế giám sát của xã hội, phụ huynh và học sinh đối với các khâu của kỳ thi. Vì vậy, các hành vi vi phạm quy chế thi, hiện tượng tiêu cực trong công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo,... không được phát hiện kịp thời, xử lý chưa dứt điểm.
Trong kỳ thi vừa qua, dựa trên kết quả tốt nghiệp của các đơn vị, Bộ giáo dục và đào tạo đã thành lập hội đồng chấm thẩm định đề chấm bài thi tự luận các môn toán, ngữ văn, lịch sử và địa lý của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả thi tăng đột biến với so với các năm trước và trùng lặp nhiều ở một mức điểm. Kết quả cho thấy, một số cán bộ chấm thi không thực hiện đúng quy định của quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ, vì vậy, có nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm, hoặc bị cộng điểm sai; một số lượng đáng kể các bài thi có kết quả điểm công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của Bộ giáo dục và đào tạo, chủ yếu là điểm công bố cao hơn từ 1,0 điểm đến 2,0 điểm, cá biệt là 3,0 điểm và cao hơn so với đáp án và thang điểm của Bộ.
Những hạn chế trong công tác coi thi, chấm thi nêu trên cũng cho thấy công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ. Hậu quả của những thiếu sót, khuyết điểm trên là kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi, cũng như kết quả thi tốt nghiệp THPT của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bài thi được chấm thẩm định và của cả nước bị sai lệch, cao hơn thực chất.