Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học
- Thứ tư - 13/04/2016 05:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đến dự Hội thảo có đại diện Bộ GD&ĐT : TS Phạm Xuân Thanh- Phó Cục trưởng cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, TS Phạm Văn Hoan- Cục Nhà giáo. Về phía lãnh đạo trường ĐHBKHN có GS.Nguyễn Trọng Giảng-Hiệu trưởng và các đồng chí trong ban giám hiệu, GS.Nguyễn Đức Chiến-Bí thư Đảng uỷ, PGS.Bùi Quốc Thái-Chủ tịch CĐ cùng toàn thể lãnh đạo các Khoa, Viện, Trung tâm, Phòng, Ban cùng hơn 120 đại biểu là giảng viên trong trường tham dự. Phát biểu khai mạc, GS Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Giảng nhiệt liệt chào mừng các đại biểu đến dự và nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội thảo đối với công cuộc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường trong những năm tới.
Đọc báo cáo Đề dẫn và chủ trì Hội thảo, PGS Nguyễn Cảnh Lương-Phó Hiệu trưởng nêu rõ: Giáo dục hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ theo xu hướng tự chủ, quốc tế hoá, đại chúng hoá, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chúng ta phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả nhất với các môn khoa học, kỹ thuật, kinh tế? Nâng cao năng lực của CBGD (phương pháp) hay tăng cường đầu tư CSVC (phương tiện) yếu tố nào là mấu chốt và các giải pháp?
Các đại biểu đã được nghe báo cáo cuả TS.Nguyễn Tiến Dũng- Giám đốc Trung tâm ĐBCL vềĐánh giá thực trạng tình hình giảng dạy tại trường ĐHBKHN và tham luận của PGS Hoàng Minh Sơn - TP Đào tạo đại học bàn về rút ngắn thời lượng lên lớp để GV có nhiều thời gian NCKH hơn, đồng thời SV có thêm thời gian tự học được nhiều đại biểu rất quan tâm.
TS. Bùi Đức Hùng - Trưởng phòng CT Chính trị&CT sinh viên tham luận về :"Đào tạo thực hành ở ĐHBKHN-thực trạng và đề xuất một số giải pháp " trong đó nêu bật lên tình trạng xuống cấp của hệ thống thiết bị tại một số phòng thí nghiệm (PTN) và xưởng thực hành. Cán bộ PVGD chưa thường xuyên cập nhật kiến thức, việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ này chưa được chú ý đúng mức. Các PTN trọng điểm chưa khai thác hết khả năng, để lãng phí rất lớn. Tình trạng nơi thừa thiết bị không sử dụng, nơi thiếu phải đi mua dẫn tới đầu tư kém hiệu quả còn tồn tại. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong các trường đại học kỹ thuật công nghệ thì mảng đào tạo thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhà trường cần tổ chức lại hệ thống các PTNtrong trường mà trước mắt là giao cho các khoa, viện quy hoạch lại các PTN mà khoa, viện quản lý sao cho có hiệu quả nhất sau đó mới quy hoạch tổng thể hệ thống các PTN của toàn trường, thay thế một số trang thiết bị không còn phù hợp, tăng cường sự liên kết giữa các PTN trong trường với các PTN khác và các cơ sở sản xuất bên ngoài để tăng hiệu quả đầu tư và khai thác, đặc biệt là các PTN đầu tư tập trung và trọng điểm.
Trong phiên thảo luận theo chủ đề, đã có 4 nhóm chủ đề được đưa ra thảo luận:
- Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học;
- Tổ chức thí nghiệm và thực hành;
- Giảng dạy và tổ chức giảng dạy tiếng Anh trong trường ĐHBKHN;
- Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập sinh viên.
Tham luận của TS Bùi Ánh Hòa (Khoa KH&CNVL), của GS. Nguyễn Xuân Lạc và TS Lê Thanh Nhu (khoa SPKT), TS Nguyễn Chấn Hùng (ĐTVT), TS Nguyễn Tuấn Anh(CNTT) ... đề cập đến sư phạm tương tác và công nghệ dạy học tiên tiến, ứng dụng các phần mềm CNTT trong giảng dạy. Ngoài ra kinh nghiệm giảng dạy các môn chuyên ngành như kinh tế, giáo dục chính trị, ngoại ngữ ... cũng được các đại biểu trao đổi hết sức sôi nổi và có nhiều quan điểm mới. Để giảng dạy có hiệu quả, các giảng viên cần chuẩn bị cho buổi dạy thật tốt, hướng dẫn SV phương pháp nghiên cứu tài liệu và tự học .Cần có kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt...
Qua một ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tất cả cho sự phát triển không ngừng của ĐHBKHN, Hội thảo đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Hy vọng với những kết quả đã đạt được và thống nhất tại hội thảo, chúng ta sẽ triển khai một cách tối ưu nhất để đổi mới thật tốt phương pháp giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở trường ĐHBKHN.