Giới thiệu công nghệ mới Lò phản ứng hạt nhân nước sôi ESBWR
- Thứ sáu - 18/03/2016 21:39
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 6/10/2014, tại phòng Hội thảo C2 - Trường ĐHBK Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo “Giới thiệu công nghệ lò phản ứng ESBWR” do Trường ĐHBK Hà Nội và GE Hitachi Nuclear Energy (GEH) phối hợp tổ chức.
Hội thảo có sự hiện diện của các chuyên gia tư vấn: Ông Hoàng Xuân Hòa - Quản lý kỹ thuật cao cấp GEH tại Việt Nam; ông David Hall Hinds - Trưởng phòng kỹ thuật; ông Scott Ernest Rasmussen - Trưởng Phòng quản lý sản xuất từ GE Hitachi Nuclear Energy (Hoa Kỳ). Về phía Trường ĐHBK Hà Nội, PGS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng, TS Trần Kim Tuấn - Viện trưởng Viện Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý môi trường, TS Nguyễn Phú Khánh - Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế; cùng các cán bộ của Công ty GEH và đại diện lãnh đạo các Phòng, Ban và Viện đào tạo cùng đông đảo sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội đến tham dự.
Mở đầu buổi Hội thảo, các chuyên gia GEH đã giới thiệu về quá trình phát triển GE tại Việt Nam và liên minh GEH cũng như những nét mới trong thiết kế lò phản ứng hạt nhân nước sôi mới đã được đơn giản hóa và tiết kiệm (ESBWR). Đây được coi là sự phát triển mới nhất của công nghệ tiên tiến lò phản ứng hạt nhân nước sôi và đã được chứng minh bởi GEH.
Chuyên gia từ GE Hitachi giới thiệu về tính năng và thiết kế tiên tiến của lò phản ứng hạt nhân nước sôi ESBWR
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ GEH tập trung mô tả kỹ thuật và thiết kế nổi bật của lò ESBWR so với công nghệ lò phản ứng hạt nhân nước sôi hiện nay như: thiết kế bên trong lò phản ứng đơn giản do không sử dụng các bơm tuần hoàn và vùng hoạt nhiên liệu được rút ngắn về độ cao và chiều cao để lò hoạt động ở chế độ bình thường; hệ thống an toàn thụ động hoạt động dựa hoàn toàn vào đối lưu tự nhiên nhờ trọng lực của nước khi mà các bể nước được đặt ở trên cao; thiết kế phần đáy lò có khả năng giữ và làm mát vật liệu nóng chảy hiệu quả và ngăn chặn các sự tương tác giữa vật liệu nóng chảy với bê-tông... Đáng chú ý, các chuyên gia cũng nhấn mạnh ưu điểm của ESBWR là vùng hoạt nhiên liệu của lò luôn luôn nằm trong nước nên không thể xảy ra sự cố nóng chảy khi mất điện toàn bộ nhà máy. Khi mất điện nhà máy thì quá trình duy trì làm mát hệ thống thanh nhiên liệu tồn tại nhiều nhất là 7 ngày, đủ thời gian để ESBWR có thể khôi phục hệ thống điện lưới và các hoạt động khác của nhà máy.
PGS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội phát biểu tại buổi lễ
Bên cạnh đó, các chuyên gia Việt Nam và GE Hitachi đã có những trao đổi cụ thể về kỹ thuật liên quan đến tính năng của công nghệ mới và một số vấn đề về khả năng ứng phó khi sự cố xảy ra. PGS Phạm Hoàng Lương cho biết thêm: “Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động hợp tác giữa Trường ĐHBK Hà Nội và GE Hitachi, được đánh dấu bằng Lễ ký kết biên bản ghi nhớ vào ngày 23/09/2014. Trên cơ sở thỏa thuận ký kết, hai bên thống nhất phối hợp tổ chức các buổi giảng dạy, hội thảo kỹ thuật về công nghệ lò phản ứng hạt nhân nước sôi và một số vấn đề khác. ĐHBK Hà Nội hi vọng với hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho các Viện cập nhật thông tin đào tạo về khoa học công nghệ và hạt nhân cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu các cơ sở đào tạo tại Hoa Kỳ và tăng cường khả năng hợp tác giữa hai bên trong triển khai thực hiện các dự án chung thời gian tới”.
Hội thảo có sự hiện diện của các chuyên gia tư vấn: Ông Hoàng Xuân Hòa - Quản lý kỹ thuật cao cấp GEH tại Việt Nam; ông David Hall Hinds - Trưởng phòng kỹ thuật; ông Scott Ernest Rasmussen - Trưởng Phòng quản lý sản xuất từ GE Hitachi Nuclear Energy (Hoa Kỳ). Về phía Trường ĐHBK Hà Nội, PGS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng, TS Trần Kim Tuấn - Viện trưởng Viện Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý môi trường, TS Nguyễn Phú Khánh - Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế; cùng các cán bộ của Công ty GEH và đại diện lãnh đạo các Phòng, Ban và Viện đào tạo cùng đông đảo sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội đến tham dự.
Mở đầu buổi Hội thảo, các chuyên gia GEH đã giới thiệu về quá trình phát triển GE tại Việt Nam và liên minh GEH cũng như những nét mới trong thiết kế lò phản ứng hạt nhân nước sôi mới đã được đơn giản hóa và tiết kiệm (ESBWR). Đây được coi là sự phát triển mới nhất của công nghệ tiên tiến lò phản ứng hạt nhân nước sôi và đã được chứng minh bởi GEH.
Chuyên gia từ GE Hitachi giới thiệu về tính năng và thiết kế tiên tiến của lò phản ứng hạt nhân nước sôi ESBWR
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ GEH tập trung mô tả kỹ thuật và thiết kế nổi bật của lò ESBWR so với công nghệ lò phản ứng hạt nhân nước sôi hiện nay như: thiết kế bên trong lò phản ứng đơn giản do không sử dụng các bơm tuần hoàn và vùng hoạt nhiên liệu được rút ngắn về độ cao và chiều cao để lò hoạt động ở chế độ bình thường; hệ thống an toàn thụ động hoạt động dựa hoàn toàn vào đối lưu tự nhiên nhờ trọng lực của nước khi mà các bể nước được đặt ở trên cao; thiết kế phần đáy lò có khả năng giữ và làm mát vật liệu nóng chảy hiệu quả và ngăn chặn các sự tương tác giữa vật liệu nóng chảy với bê-tông... Đáng chú ý, các chuyên gia cũng nhấn mạnh ưu điểm của ESBWR là vùng hoạt nhiên liệu của lò luôn luôn nằm trong nước nên không thể xảy ra sự cố nóng chảy khi mất điện toàn bộ nhà máy. Khi mất điện nhà máy thì quá trình duy trì làm mát hệ thống thanh nhiên liệu tồn tại nhiều nhất là 7 ngày, đủ thời gian để ESBWR có thể khôi phục hệ thống điện lưới và các hoạt động khác của nhà máy.
PGS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội phát biểu tại buổi lễ
Bên cạnh đó, các chuyên gia Việt Nam và GE Hitachi đã có những trao đổi cụ thể về kỹ thuật liên quan đến tính năng của công nghệ mới và một số vấn đề về khả năng ứng phó khi sự cố xảy ra. PGS Phạm Hoàng Lương cho biết thêm: “Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động hợp tác giữa Trường ĐHBK Hà Nội và GE Hitachi, được đánh dấu bằng Lễ ký kết biên bản ghi nhớ vào ngày 23/09/2014. Trên cơ sở thỏa thuận ký kết, hai bên thống nhất phối hợp tổ chức các buổi giảng dạy, hội thảo kỹ thuật về công nghệ lò phản ứng hạt nhân nước sôi và một số vấn đề khác. ĐHBK Hà Nội hi vọng với hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho các Viện cập nhật thông tin đào tạo về khoa học công nghệ và hạt nhân cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu các cơ sở đào tạo tại Hoa Kỳ và tăng cường khả năng hợp tác giữa hai bên trong triển khai thực hiện các dự án chung thời gian tới”.
GE Hitachi Nuclear Energy (GEH) là nhà cung cấp lò phản ứng và các dịch vụ công nghệ hạt nhân tiên tiến hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại Wilmington, Bắc Carolina, Mỹ. Được thành lập vào năm 2007, GEH là một phần của liên minh kỹ nghệ hạt nhân toàn cầu do hai công ty GE và Hitachi sáng lập, nhằm phục vụ nhu cầu cho ngành kỹ nghệ hạt nhân toàn cầu và mang đến cho khách hàng trên khắp thế giới công nghệ hàng đầu nhằm gia tăng hiệu suất lò phản ứng, sản lượng năng lượng đầu ra và sự an toàn trong vận hành. |
Hoàng Anh
Ảnh: Trung Kiên