Hội thảo Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng Tính toán Hiệu năng cao
- Thứ tư - 13/04/2016 04:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 21/12/2010, tại phòng Hội thảo Quốc tế C1- 222, đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng Tính toán Hiệu năng cao với sự tham gia của gần 50 đại biểu là các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu trong nước: ĐHBK Hà Nội; ĐHQG Hà Nội (Khoa Toán-Cơ-Tin, Trung tâm Tính toán Hiệu năng cao, Khoa Vật Lý, Trung tâm Hóa Tin); ĐHSP Hà Nội (Khoa CNTT, Trung tâm Tính toán khoa học); ĐH Điện lực; ĐH Nông nghiệp; Viện KH Khí tượng Thủy văn; ĐH Kỹ thuật mật mã; Viện CNTT -Viện KHCN Việt Nam; ĐH Đà Nẵng. Đến dự có các vị khách nước ngoài: Ngài TS. Rupin Sharma, Bí thư thứ nhất ĐSQ Ấn Độ, Đoàn gồm 4 chuyên gia của Trung tâm Phát triển công nghệ tính toán tiên tiến (CDAC- Center For Development of Advanced Computing), Ấn Độ; TS. Thái Văn Tân, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ KHCN). Về phía Trường ĐHBK Hà Nội có: GS Hà Duyên Tư - Phó Hiệu trưởng; GS Nguyễn Thanh Thủy - Giám đốc Trung tâm Tính toán HNC. PGS Huỳnh Quyết Thắng -Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin & Truyền thông; PGS Phạm Khắc Hùng - Trưởng Bộ môn Vật lý tin học. PGS Vũ Ngọc Tước, TS Đinh Văn Hải, TS Nguyễn Đức Trung Kiên - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Khoa học Vật liệu tính toán. PGS Huỳnh Trung Hải - Viện trưởng, TS Trịnh Thành - Phó Viện trưởng Viện KHCN Môi trường; PGS. Phan Trung Huy- Trưởng Bộ môn Toán tin.
Hội thảo diễn ra trong 4 ngày, từ 21- 24/12/2010 với mục đích trình bày những vấn đề trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tính toán hiệu năng cao (HNC). Mụ̣t số nội dung của tính toán lưới và tính toán đám mây cũng được giới thiệu(các công nghệ tính toán tiờn tiờ́n nói trên được xem là một trong 10 định hướng công nghệ quan trọng trong CNTT-TT những năm tới). Một phần quan trọng của Hội thảo dành để giới thiệu các ứng dụng của Tớnh toỏn HNC trong kinh tế-xã hội (mô hình hóa tài chính, xử lý dữ liệu trắc địa và khai thác dầu, dự báo thời tiết), khoa học kỹ thuật (sinh tin học, cơ học cấu trúc, mô hình hóa vật liệu, động học chất lỏng).
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS Hà Duyên Tư - Phó Hiệu trưởng hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác chuyên môn chặt chẽ giữa Trung tâm tính toán HNC và Trung tâm Phát triển công nghệ tính toán tiên tiến (CDAC) của Ấn Độ - một trong những tổ chức nghiên cứu và triển khai hàng đầu thế giới về tính toán HNC, với thành tựu nổi bật là bằng nội lực chất xám của chính mình đã xây dựng thành công hệ thống PARAM Padma, được xếp hạng đứng thứ 70 trong Danh sách 500 hệ thống siêu máy tính hàng đầu của thế giới năm 2007. Phó Hiệu trưởng Hà Duyên Tư cũng nhấn mạnh ý nghĩa của những quan tâm của Bộ Khoa học Công nghệ từ năm 2003 đến nay đối với ĐHBK Hà Nội trong Dự án viện trợ không hoàn lại tiếp nhận hệ thống siêu máy tính của CDAC và sự hỗ trợ đối với Trung tâm tính toán HNC trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ theo nghị định thư. Trong lời đáp, ngài Bí thư thứ nhất ĐSQ Ấn Độ, TS. Rupin Sharma cho biết thêm: hiện tại CDAC đang nỗ lực hướng tới mục tiêu thiết kế và chế tạo hệ thống PARAM Yuva đạt tốc độ xử lý 50 TeraFLOPS (nghìn tỷ phép tính dấu phẩy động trong một giây) và mong muốn thúc đẩy Dự án viện trợ không hoàn lại hệ thống siêu máy tính hiện đại cho ĐHBK Hà Nội.
GS Nguyễn Thanh Thủy- GĐ Trung tâm Tính toán HNC báo cáo về quá trình hợp tác chuyên môn với Trung tâm CDAC bắt đầu từ năm 2003, với nhiều hoạt động học thuật như: thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ theo nghị định thư, thực tập và trao đổi chuyên môn ngắn hạn.
Trong các ngày tiếp theo, hội thảo dành cho việc trình bày các nội dung chuyên môn tại Trung tâm tính toán HNC (Tầng 6 tòa nhà Thư viện Tạ Quang Bửu). Các chuyên gia của CDAC Ấn Độ giới thiệu những kết quả nghiên cứu, các giải pháp lõi trong thiết kế, chế tạo hệ thống siêu máy tính PARAM dựa trên công nghệ kết chùm (PARAMNet System Area Network, Reconfigurable computing system cards, System management tool, ParamSupercomputing Facility) và các ứng dụng tính toán HNC mà CDAC đã triển khai hiệu quả tại Ấn Độ. Đây là một cơ hội quý báu để các nhà khoa học của trường ĐHBK Hà Nội và các đơn vị nghiên cứu triển khai ứng dụng KHCN ngoài Trường tìm hiểu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm áp dụng tính toán HNC vào các lĩnh vực chuyên môn. Trong buổi thảo luận mở chiều 24/12, các nhà chuyên môn của Việt Nam đã đặt nhiều câu hỏi để các chuyên gia Ấn Độ giải đáp và cùng trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm.
Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp với hy vọng tạo nền tảng ban đầu cho một cách thức phối hợp hiện đại hiện đang được quan tâm rất nhiều theo mô hình “A-Z tính toán (khoa học)” với sự hợp tác đa ngành, liên ngành và xuyên ngành, sử dụng hạ tầng công nghệ tính toán tiên tiến với các công cụ xử lý tính toán song song và tính toán phân tán hiệu quả, giữa các nhà chuyên môn Công nghệ (“A-Z”)-CNTT(“tính”)- Mô hình toán ứng dụng (“toán”), không chỉ tại ĐHBK Hà Nội, mà cả giữa ĐHBK Hà Nội với các đơn vị nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong cả nước.