Khai mạc Khóa đào tạo quốc tế “Phân tích nhanh áp dụng trong an toàn thực phẩm”
- Thứ sáu - 18/03/2016 22:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
“Phân tích nhanh áp dụng trong an toàn thực phẩm” là chủ đề chính của Khóa đào tạo quốc tế do Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường ĐHBKHN tổ chức từ ngày 10 đến 14/3/2014 tại Thư viện Tạ Quang Bửu.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Thực phẩm an toàn cho châu Âu” (FOODSEG:www.foodseg.net), do cộng đồng châu Âu (EU-FP7) tài trợ, dựa trên sáng kiến từ mạng lưới 35 đối tác của EU và châu Á; trong đó, Viện CNSH&CNTP, Trường ĐHBKHN là thành viên duy nhất của Việt Nam tham gia dự án này.
PGS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc khóa đào tạo
Khóa đào tạo quốc tế năm nay tập trung vào chủ đề xây dựng và thúc đẩy quanhệ hợp tác về nghiên cứu phát triển phương pháp phân tích nhanh ứng dụng trong kiểm soát an toàn thực phẩm giữa các thành viên trong Dự án FOODSEG.
Giảng viên là 41 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học thuộc Dự án FOODSEG đến từ các nước: Ý, Áo, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Crô-a-ti-a cùng các chuyên gia đầu ngành, cán bộ nghiên cứu của Việt Nam như Viện CNSH&CNTP, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Khoa học tự nhiên, Công ty CP thực phẩm Đức Việt, Tổng cục thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản…
Ngoài việc tiếp thu những kiến thức lý thuyết cơ bản trong khóa học, học viên còn được thực hành thực tế các phương pháp phân tích nhanh trong an toàn thực phẩm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học thuộc Viện CNSH&CNTP. Mô hình những khóa học như thế này sẽ mở ra triển vọng hợp tác tốt giữa Trường ĐHBKHN và các Viện nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực CNSH nói riêng, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN nói chung hiện nay.
Hoàng Anh
Ảnh: Kim Chi
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Thực phẩm an toàn cho châu Âu” (FOODSEG:www.foodseg.net), do cộng đồng châu Âu (EU-FP7) tài trợ, dựa trên sáng kiến từ mạng lưới 35 đối tác của EU và châu Á; trong đó, Viện CNSH&CNTP, Trường ĐHBKHN là thành viên duy nhất của Việt Nam tham gia dự án này.
PGS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc khóa đào tạo
Khóa đào tạo quốc tế năm nay tập trung vào chủ đề xây dựng và thúc đẩy quanhệ hợp tác về nghiên cứu phát triển phương pháp phân tích nhanh ứng dụng trong kiểm soát an toàn thực phẩm giữa các thành viên trong Dự án FOODSEG.
Giảng viên là 41 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học thuộc Dự án FOODSEG đến từ các nước: Ý, Áo, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Crô-a-ti-a cùng các chuyên gia đầu ngành, cán bộ nghiên cứu của Việt Nam như Viện CNSH&CNTP, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Khoa học tự nhiên, Công ty CP thực phẩm Đức Việt, Tổng cục thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản…
Ngoài việc tiếp thu những kiến thức lý thuyết cơ bản trong khóa học, học viên còn được thực hành thực tế các phương pháp phân tích nhanh trong an toàn thực phẩm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học thuộc Viện CNSH&CNTP. Mô hình những khóa học như thế này sẽ mở ra triển vọng hợp tác tốt giữa Trường ĐHBKHN và các Viện nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực CNSH nói riêng, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN nói chung hiện nay.
Một trong những kết quả ban đầu từ hoạt động này là Viện CNSH&CNTP, Trường ĐHBKHN đã xây dựng được hai đề tài nghị định thư từ Dự án FOODSEG: “Phát triển phương pháp phân tích nhanh vi sinh vật gây bệnh và độc tố trong thủy sản” với Cộng hoà Ý và “Nghiên cứu tận dụng phụ phẩm của các nhà máy cồn để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi” với Ru-ma-ni trong giai đoạn 2014-2016. Ngoài ra, Viện cũng đang triển khai một dự án hợp tác quốc tế liên trường đại học (PCSI) về “Khai thác đa dạng thực vật và vi sinh vật nhằm nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm” (http://pcsi2013.hust.edu.vn), thực hiện trong 2 năm 2013-2014. Dự án do Tổ chức Cộng đồng các trường đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ. |
Hoàng Anh
Ảnh: Kim Chi