Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam
- Thứ sáu - 19/02/2016 04:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tại Lễ bàn giao có sự hiện diện của ông Kim Sik Hyun – Phó Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam; ông Jae Chun Lee – Đại diện Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM); PGS Lê Trọng Hùng – Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường, Bộ GD&ĐT; PGS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội; PGS Huỳnh Trung Hải – Viện trưởng Viện KH&CN Môi trường; đại diện lãnh đạo các Phòng, Ban, Trung tâm cùng cán bộ Viện KH&CN Môi trường.
Dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam” đã được Viện KH&CN Môi trường chuẩn bị từ năm 2009. Đến năm 2013, Dự án được chấp nhận và triển khai trong 3 năm từ 2014 đến 2016, với nguồn vốn ODA là 1.695.000.000 won; tương đương 31,5 tỷ đồng Việt Nam (1,5 triệu USD Mỹ).
Phần cắt băng trong Lễ bàn giao thiết bị
Mục tiêu của Dự án là góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua việc tái chế chất thải cũng như giảm thiểu và ngăn ngừa phát sinh ô nhiễm trong các quá trình tái chế chất thải. Đồng thời, Dự án cũng nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu của Viện KH&CN Môi trường trong lĩnh vực phát triển công nghệ tái chế chất thải nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Phát biểu tại Lễ bàn giao, PGS Hoàng Minh Sơn cho biết: “Quá trình hợp tác của Trường ĐHBK Hà Nội trong lĩnh vực tái chế chất thải với Chính phủ Hàn Quốc nói chung, KIGAM nói riêng có thể kể đến là từ tháng 4/2006 với Dự án “Phát triển công nghệ tái chế chất thải điện tử và thiết bị điện tử”, trong đó có việc đầu tư Phòng thí nghiệm Phối hợp nghiên cứu tái chế chất thải tại Viện KH&CN Môi trường”. Đồng thời, Phó Giáo sư cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ Hàn Quốc, KOICA, các Bộ, Ban, Ngành đã giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho Trường trong quá trình xây dựng và thực hiện Dự án.
Một trong những thiết bị thuộc Dự án
Nói về quá trình nghiên cứu và thực hiện Dự án, ông Kim Sik Hyun đã ghi nhận và đánh giá cao Viện KH&CN Môi trường. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh việc bàn giao thiết bị cho phòng thí nghiệm sẽ trở thành tâm điểm để “khám phá” những công nghệ tái chế chất thải điện tử hiệu quả nhất.
Cũng tại buổi Lễ, PGS Lê Trọng Hùng nhấn mạnh: Nghiên cứu KHCN về lĩnh vực bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng được Bộ quan tâm. Do vậy, Bộ luôn tìm kiếm các cơ hội hợp tác nhằm phát triển và nâng cao năng lực cho các đơn vị thành viên, trong đó Trường ĐHBK Hà Nội là đại diện xuất sắc trong số các trường ĐH cả về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Các đại biểu tham dự Hội thảo giữa kỳ
Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án, Hội thảo giữa kỳ do Trường ĐHBK Hà Nội phối hợp với KIGAM và KOICA được tổ chức vào buổi chiều cùng ngày. Hội thảo diễn ra sôi nổi với những báo cáo chuyên môn về quá trình thực hiện và các kết quả đạt được giữa kỳ của Dự án; thực trạng quản lý chất thải điện tử; đề xuất mô hình trách nhiệm nhà sản xuất đối với chất thải điện tử Việt Nam… đã được các đại biểu tham dự trình bày.
Trước đó, tại Trường ĐHBK Hà Nội đã diễn ra một số hoạt động nằm trong tiến trình triển khai và thực hiện Dự án như: Lễ ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác Dự án giữa Trường ĐHBK Hà Nội và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) vào ngày 14/8/2013; Hội thảo khởi động Dự án ngày 17/6/2014