Chất lượng giáo dục Cà Mau: nhìn từ những con số
- Chủ nhật - 15/11/2015 22:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song với sự nỗ lực của toàn ngành, giáo dục Cà Mau không ngừng khởi sắc, vươn lên, gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kết quả đó đã thể hiện rõ ở những con số về qua mô, mạng lưới trường lớp, tỉ lệ học sinh thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học.
Hiện toàn tỉnh có gần 240 ngàn học sinh, 553 đơn vị trường học, trong đó có 125 trường mầm non, 267 trường tiểu học, 116 trường THCS, 30 trường THPT, 9 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm Kỹ thuật tin học hướng nghiệp, 1 Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp và 2 trường cao đẳng, cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu học tập của nhân dân.
Đặc biệt, trong năm học qua, theo báo cáo của Sở GD&ĐT Cà Mau, toàn tỉnh có 6708 học sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học, trong đó có 1225 học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, đạt tỉ lệ 29,65%, so với năm học trước tăng 7,6%.
Giờ học Tiếng Anh của học sinh Trường THPT Thới Bình
Để có được kết quả đó, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều giải pháp phù hợp. Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác tư vấn tuyển sinh giúp các em có định hướng trong việc chọn nghề phù hợp với khả năng, nguyện vọng, Sở GD&ĐT Cà Mau chú trọng vào công tác đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục, huy động được các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy - học. Đặc chú trọng công tác quy hoạch, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; trong đó tập trung đầu tư xây dựng các phòng chức năng, bộ môn, phòng thí nghiệm, cung ứng đầy đủ phương tiện, thiết bị thực hành cho các trường.
Theo đó, các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều trường học đã tổ chức phân luồng học sinh, từ đó đề ra những phương pháp dạy phù hợp với từng bộ môn và từng đối tượng cụ thể, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh ngồi sai lớp. Ðối với học sinh yếu, kém, các trường học tích cực tổ chức dạy phụ đạo, giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản, có thêm hứng thú trong các giờ học. Ðối với học sinh khá, giỏi, ngoài việc giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản, giáo viên còn hướng dẫn cách làm các bài tập mở rộng, nâng cao, rèn luyện kỹ năng làm đề thi.
Thầy Hoàng Văn Sum, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình cho biết: Xác định vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành, đội ngũ giáo viên đã không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề bằng các phương pháp như tự học, tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, hầu hết giáo viên đã dần khắc phục được hiện tượng dạy học theo lối đọc-chép, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học mới như: lấy học sinh làm trung tâm, dạy học nhóm, dạy học bằng bản đồ tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, tăng cường các hoạt động thao giảng và dự giờ đánh giá, rút kinh nghiệm, tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy...
Với những giải pháp đồng bộ, phù hợp ngành Giáo dục Cà Mau đã vững bước tiến lên, ngày càng khẳng định được “thương hiệu” của mình trên bản đồ giáo dục cả nước.
Đặc biệt, trong năm học qua, theo báo cáo của Sở GD&ĐT Cà Mau, toàn tỉnh có 6708 học sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học, trong đó có 1225 học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, đạt tỉ lệ 29,65%, so với năm học trước tăng 7,6%.
Giờ học Tiếng Anh của học sinh Trường THPT Thới Bình
Để có được kết quả đó, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều giải pháp phù hợp. Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác tư vấn tuyển sinh giúp các em có định hướng trong việc chọn nghề phù hợp với khả năng, nguyện vọng, Sở GD&ĐT Cà Mau chú trọng vào công tác đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục, huy động được các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy - học. Đặc chú trọng công tác quy hoạch, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; trong đó tập trung đầu tư xây dựng các phòng chức năng, bộ môn, phòng thí nghiệm, cung ứng đầy đủ phương tiện, thiết bị thực hành cho các trường.
Theo đó, các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều trường học đã tổ chức phân luồng học sinh, từ đó đề ra những phương pháp dạy phù hợp với từng bộ môn và từng đối tượng cụ thể, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh ngồi sai lớp. Ðối với học sinh yếu, kém, các trường học tích cực tổ chức dạy phụ đạo, giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản, có thêm hứng thú trong các giờ học. Ðối với học sinh khá, giỏi, ngoài việc giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản, giáo viên còn hướng dẫn cách làm các bài tập mở rộng, nâng cao, rèn luyện kỹ năng làm đề thi.
Thầy Hoàng Văn Sum, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình cho biết: Xác định vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành, đội ngũ giáo viên đã không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề bằng các phương pháp như tự học, tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, hầu hết giáo viên đã dần khắc phục được hiện tượng dạy học theo lối đọc-chép, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học mới như: lấy học sinh làm trung tâm, dạy học nhóm, dạy học bằng bản đồ tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, tăng cường các hoạt động thao giảng và dự giờ đánh giá, rút kinh nghiệm, tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy...
Với những giải pháp đồng bộ, phù hợp ngành Giáo dục Cà Mau đã vững bước tiến lên, ngày càng khẳng định được “thương hiệu” của mình trên bản đồ giáo dục cả nước.