GS Ngô Bảo Châu trao đổi phương pháp học tập cùng sinh viên ĐHBKHN
- Thứ tư - 13/04/2016 04:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Với mục tiêu cao đẹp trong việc thiết lập những nhịp cầu giữa các nhà khoa học đạt giải Nobel với các trường đại học, viện nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á nhằm tạo dựng nền tảng bền vững cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, từ năm 2003, Quỹ đã lần lượt tổ chức các hoạt động tại Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và Cam-pu-chia và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Với ý nghĩa đó, GS Ngô Bảo Châu đã có bài nói chuyện với chủ đề “Học như thế nào” tại Hội trường C2, Trường ĐHBKHN. Đây là dịp để cán bộ và sinh viên của ĐHBKHN có cơ hội đối thoại và trao đổi với nhà khoa học hàng đầu thế giới, giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, trong học tập nói chung và toán học nói riêng.
Tham dự buổi nói chuyện của GS Ngô Bảo Châu có Ông Uwe Morawetz - Chủ tịch Quỹ Hòa bình quốc tế; đại diện Đại sứ quán Úc và Pháp. Về phía Trường ĐHBK Hà Nội, buổi gặp mặt có sự hiện diện của PGS Nguyễn Cảnh Lương – Bí thư Đảng ủy, PGS Trần Văn Tớp, PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng, TS Bùi Đức Hùng – Chủ tịch Công đoàn Trường cùng các cán bộ, thầy cô các Phòng, Ban, Khoa, Viện, đông đảo các bạn sinh viên, các thầy giáo, cô giáo và người thân của GS Ngô Bảo Châu
Phát biểu tại buổi lễ, PGS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh chủ đề “Học như thế nào” của GS Ngô Bảo Châu rất hay và thiết thực đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHBKHN.
PGS Phạm Hoàng Lương hy vọng rằng thông qua buổi nói chuyện và giao lưu của GS Ngô Bảo Châu, các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em sinh viên sẽ thu nhận được nhiều điều bổ ích, khích lệ các em sinh viên tự xây dựng cho mình mục đích, động cơ học tập đúng đắn và phương thức học tập hợp lý, khoa học.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là một nhà toán học Việt Nam đang làm việc tại Đại học Chicago - Hoa kỳ. Ông nhận được Giải thưởng Fields danh giá năm 2010 cho việc chứng minh thành công bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad đề xuất. Kết quả nghiên cứu của Giáo sư Ngô Bảo Châu là bước tiến vượt bậc và quan trọng trong việc thiết lập và tạo ra một lý thuyết mang tính cách mạng được Nhà Toán học người Mỹ gốc Ca-na-đa, Giáo sư Robert Langlands đưa ra từ năm 1979, nhằm liên hệ hai nhánh khác nhau của toán học là lý thuyết số và lý thuyết nhóm – một bài toán hóc búa tồn tại hơn 30 năm.
Một số hình ảnh tại buổi nói chuyện:
Các vị khách mời trong buổi nói chuyện của GS Ngô Bảo Châu
GS Ngô Bảo Châu với bài nói chuyện "Học như thế nào"