Bảo hiểm y tế giúp người nhiễm HIV/AIDS giảm chi phí khám chữa bệnh

Đăng lúc: Thứ sáu - 23/10/2015 02:26 - Người đăng bài viết: admin
Để được sử dụng thuốc ARV cùng các dịch vụ y tế liên quan, người nhiễm HIV/AIDS phải chi trả một khoản kinh phí đáng kể nếu không có thẻ BHYT
HIV/AIDS là Hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, đến nay vẫn chưa có vaccine dự phòng và thuốc điều trị khỏi. Khi nhiễm HIV, người bệnh rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Do đó, để duy trì sức khỏe và kéo dài cuộc sống, người nhiễm HIV phải vừa sử dụng thuốc ngăn ngừa sự nhân lên của virus (ARV) vừa phải điều trị các nhiễm trùng cơ hội kèm theo. Trong nhiều năm qua, 90% nguồn thuốc điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Quỹ Toàn cầu, Quỹ Clinton, Chương trình Khẩn cấp của Tổng thống Mỹ,... Đồng thời, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam cũng dành một khoản kinh phí đáng kể vào các hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Vì thế, người nhiễm HIV/AIDS được sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) miễn phí và cùng với một vài lý do khách quan cũng như chủ quan khác đã không mua bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, một khi các nguồn hỗ trợ từ các dự án quốc tế sẽ bị cắt giảm từ tháng 3/2016 và đến hết năm 2017 sẽ chấm dứt hoàn toàn thì công tác điều trị và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là với những người không tham gia BHYT. Trước yêu cầu phải có giải pháp căn cơ, lâu dài và có tính bền vững nhất đối với công tác điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26/6/2015 về Hướng dẫn thực hiện khám chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS.

Người có thẻ bảo hiểm y tế làm thủ tục khám chữa bệnh (Ảnh: Bội Nhiên)

Đối với người nhiễm HIV/AIDS, việc điều trị bằng thuốc ARV phải được tuân thủ suốt đời và ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn. Bởi vì, nếu người nhiễm HIV đang dùng phác đồ bậc 1 mà không tuân thủ điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và buộc phải chuyển sang phác đồ bậc 2, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ chịu tác dụng phụ của thuốc và áp lực lớn hơn về tài chính. Bên cạnh đó, người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội rất cao và chi phí điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội rất tốn kém. Cho nên, nếu không tham gia BHYT thì bản thân  người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ sẽ phải chịu nhiều gánh nặng về kinh tế.

Để được sử dụng thuốc ARV cùng các dịch vụ y tế liên quan, người nhiễm HIV/AIDS phải chi trả một khoản kinh phí đáng kể nếu không có thẻ BHYT. Mặc dù vậy, số người nhiễm HIV ở Việt Nam đăng ký mua BHYT hiện vẫn còn thấp, chỉ khoảng 30% tại các cơ sở y tế và 50% tại cộng đồng tùy theo từng địa phương và tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ bình quân người có thẻ BHYT. Đặc biệt, chỉ có khoảng 75%-80% người nhiễm HIV có thẻ BHYT sử dụng thẻ khi KCB nội trú hoặc ngoại trú trong khi chính họ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB và thanh toán tiền thuốc ARV cũng như các loại thuốc điều trị những bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Thực tế này cho thấy, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT thì bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ cần ý thức và thấy rõ những lợi ích mà BHYT mang lại.

Trung bình, chi phí điều trị ARV theo phác đồ bậc 1 với một người bệnh HIV/AIDS khoảng 6 triệu đồng/năm và 4,3 triệu đồng/đợt điều trị với người bệnh điều trị nội trú liên quan đến HIV/AIDS. Nếu có thẻ BHYT, người nhiễm HIV/AIDS và gia đình sẽ giảm được gánh nặng kinh tế trong quá trình KCB và sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS khi các nguồn tài trợ không còn được duy trì trong thời gian tới.


Nguồn tin: dohquangtri.gov.vn
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 69
  • Khách viếng thăm: 64
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 19351
  • Tháng hiện tại: 423013
  • Tổng lượt truy cập: 17549198

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên