Thúc đẩy KH&CN vì sự phát triển bền vững của ngành Nhiệt – Lạnh

Đăng lúc: Thứ sáu - 19/02/2016 04:16 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 9/10/2015, tại Phòng 923, Thư viện Tạ Quang Bửu đã diễn ra “Hội thảo vì sự bền vững của ngành Nhiệt – Lạnh” do Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt-Lạnh (KH&CNNL), Trường ĐHBK Hà Nội, Hội Khoa học và Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam (VTA) và Hội Khoa học và Kỹ thuật lạnh và Điều hòa không khí (VISRAE) đồng tổ chức nhân dịp kỷ niệm 55 năm đào tạo ngành Nhiệt-Lạnh và 15 năm thành lập Viện KH&CN Nhiệt-Lạnh (10/10/1960-10/10/2015).

Hội thảo có sự hiện diện của PGS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch VTA; TS Nguyễn Xuân Tiên - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VISRAE; GS Takarada – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Gunma (Nhật Bản); PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội, TS Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện KH&CN Nhiệt-Lạnh; các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, cựu giáo chức đến từ các Trường ĐHBK Đà Nẵng, ĐHBK Hồ Chí Minh…, viện nghiên cứu, các nhà máy nhiệt điện; đại diện tập đoàn Polyco, các công ty DAIKIN Việt Nam, Misubishi Electric, LG… cùng đông đảo cựu sinh viên và sinh viên của Viện KH&CN Nhiệt-Lạnh tham dự.


Các nhà khoa học tham gia, trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong lĩnh vực Nhiệt - Lạnh tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh: “Kể từ khi thành lập đến nay, Viện KH&CN Nhiệt Lạnh đã đóng góp nhiều thành tích vào sự nghiệp đào tạo, phát triển chung của Trường ĐHBK Hà Nội; đồng thời là điểm đến của các trường ĐH trong cả nước cũng như các cơ sở doanh nghiệp có chuyên ngành đào tạo phù hợp. Trong thời gian qua, Trường ĐHBK Hà Nội luôn chú trọng định hướng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học phải gắn với thực tiễn sản xuất nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ngành KH&CN Nhiệt-Lạnh đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội”.

PGS Trương Duy Nghĩa cũng nhận định về sự cần thiết khi Việt Nam chú trọng phát triển lĩnh vực đào tạo ngành KH&CN Nhiệt Lạnh, bởi giai đoạn 2011-2030 được coi là thời kỳ vàng về tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng điện của Việt Nam, đặc biệt là sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện than. Vì vậy để nắm bắt và khai thác hiệu quả thời cơ vàng này, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển ngành nhiệt điện than, các ngành kinh tế liên quan, chú trọng đào tạo và có các biện pháp cụ thể để huy động được tốt nhất tài lực, nhân lực và vật lực của quốc gia.


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Hội thảo diễn ra gồm 2 phân ban thảo luận (Phân ban năng lượng, năng lượng mới và môi trường; phân ban lạnh và điều hòa không khí) với 23 báo cáo khoa học, thuyết trình tập trung vào 05 chủ đề chính: công nghệ và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến; bảo quản thực phẩm sau thu hoạch; công nghệ cháy than và nhà máy điện; khoa học và công nghệ tiên tiến về khí hoá nhiệt phân nhiên liệu; sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo vệ môi trường. Tại Hội thảo, các nhà khoa học và chuyên gia đã trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, ứng dụng mới trong các lĩnh vực công nghệ nhiệt điện, nhiệt công nghiệp, kỹ thuật lạnh; điều hòa không khí, tự động hóa điều khiển, bảo quản thực phẩm sau thu hoạch; đồng thời giới thiệu các kết quả NCKH và công nghệ tiên tiến về các lĩnh vực này.

Hội thảo đã diễn ra thành công với các đề xuất, góp ý hiệu quả của các nhà khoa học và chuyên gia vì sự phát triển bền vững của ngành Nhiệt-Lạnh tại Việt Nam; đồng thời tăng cường hoạt động hợp tác giữa Viện KH&CN Nhiệt-Lạnh với các viện nghiên cứu, cơ quan tổ chức nghiên cứu, nhà sản xuất trong và ngoài nước

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 102
  • Hôm nay: 33911
  • Tháng hiện tại: 1120949
  • Tổng lượt truy cập: 23566294

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn biết gì về NukeViet 3?

Một bộ sourcecode cho web hoàn toàn mới.

Mã nguồn mở, sử dụng miễn phí.

Sử dụng xHTML, CSS và hỗ trợ Ajax

Tất cả các ý kiến trên