Ngày 6/3/2015, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ phối hợp với Công đoàn ĐHQGHN tổ chức lễ vinh danh

Đăng lúc: Thứ ba - 09/02/2016 20:18 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 6/3/2015, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ phối hợp với Công đoàn ĐHQGHN tổ chức lễ vinh danh và trao thưởng cho 2 nữ cán bộ có thành tích xuất sắc trong NCKH. Trong đó, PGS.TS Đỗ Thị Hương Giang – Khoa Vật lí kĩ thuật và Công nghệ Nano, Trường ĐH Công nghệ là 1 trong 2 nhà khoa học nữ được trao thưởng và vinh danh.
Ngày 6/3/2015, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ phối hợp với Công đoàn ĐHQGHN tổ chức lễ vinh danh và trao thưởng cho 2 nữ cán bộ có thành tích xuất sắc trong NCKH. Trong đó, PGS.TS Đỗ Thị Hương Giang – Khoa Vật lí kĩ thuật và Công nghệ Nano, Trường ĐH Công nghệ là 1 trong 2 nhà khoa học nữ được trao thưởng và vinh danh.
Đây là năm thứ 2 ĐHQGHN tổ chức lễ vinh danh nhà khoa học nữ nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3). Trước đó, năm 2014, ĐHQGHN đã trao thưởng cho 8 nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc trong việc công bố quốc tế.
Đại diện lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội, Hội Nữ trí thức Việt Nam, ĐHQGHN, các đơn vị thành viên và đông đảo các nữ nhà giáo, nhà khoa học và sinh viên ĐHQGHN đã tham dự.
Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức đã trao thưởng cho TS. Dương Hồng Anh – Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững, Trường ĐHKHTN và PGS.TS Đỗ Thị Hương Giang –Khoa Vật lí kĩ thuật và Công nghệ Nano, Trường ĐH Công nghệ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Đức cho biết, hiện nay, ĐHQGHN có hơn 310 nữ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, chiếm khoảng 30%; 76 nữ giáo sư và phó giáo sư, chiếm gần 20% so với tổng số các nhà khoa học có học hàm, học vị tương ứng. Các nữ trí thức đã đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới  căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo ở ĐHQGHN, trong đó đặc biệt là nhiệm vụ đổi mới phương thức tuyển sinh theo đánh giá năng lực, đào tạo dựa vào nghiên cứu và hội nhập quốc tế về hoạt động khoa học và công nghệ.
Năm 2014, các nhà khoa học nữ đã chủ trì 24 đề tài cấp ĐHQGHN là trong tổng số 64 đề tài (chiếm 37.5% tổng số các đề tài); lãnh đạo 3 nhóm nghiên cứu mạnh, hoàn thành một sản phẩm KHCN tiêu biểu và có 12 nữ cán bộ khoa học của ĐHQGHN được phong tặng chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Năm 2014, ĐHQGHN công bố 265 bài báo trong hệ thống tạp chí quốc tế ISI, chiếm hơn 10% tổng số các bài báo của cả nước với số lần trích dẫn ngày càng tăng. Tính trung bình trong 10 năm gần đây, các công trình khoa học của ĐHQGHN đã được cộng đồng khoa học quốc tế trích dẫn gần 10 nghìn lần, chỉ số trích dẫn trung bình của mỗi bài báo là 6,3; chỉ số h-index bằng 38.  Trong số các công trình trích dẫn cao, có công trình nghiên cứu của TS Dương Hồng Anh (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, số lần trích dẫn 88) và PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang (Trường ĐH Công nghệ, số lần trích dẫn 20). Đây là hai nhà khoa học nữ được vinh danh năm nay.
PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang đứng ngoài cùng bên phải ảnh
 
 
Trong thời gian qua, ĐHQGHN đã quan tâm quy hoạch phát triển đồng thời nhóm các cán bộ nữ làm nghiên cứu khoa học cũng như quản lý KH&CN; ưu tiên các nhà khoa học nữ chủ trì đề tài khoa học cấp Bộ; hỗ trợ công bố quốc tế đối với các công trình nghiên cứu chưa có tài trợ; hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp, địa phương để các nhà khoa học chuyển giao tri thức và các kết quả nghiên cứu.
Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Đức đánh giá cao sự kiên định và đam mê khoa học của các nhà khoa học nữ; chúc các nhà khoa học nữ tiếp tục thắp sáng ngọn đuốc tri thức, giữ vững ngọn lửa nhiệt tình cho mái ấm gia đình và hoài bão khoa học, tiếp tục xây dựng ĐHQHN phát triển.
Trong khuôn khổ của lễ trao thưởng, Chủ tịch Công đoàn ĐHQGHN Đinh Văn Hường cho biết, Chủ trương của ĐHQGHN (cũng như nguyện vọng của các trí thức nữ) là cạnh tranh và phát triển bình đẳng với nam giới, cùng chức danh, học vị, chủ nhiệm đề tài, tiêu chí đánh giá.
ĐHQGHN có quy hoạch, ưu tiên, bồi dưỡng, hỗ trợ đề tài cấp bộ cho các nhà khoa học nữ của ĐHQGHN để đào tạo tiến sĩ, tích luỹ các điều kiện để đạt chuẩn chức danh chức danh GS, PGS. Vấn đề này được CLB khoa học trẻ của ĐHQGHN thực hiện tốt. Ngoài ra, ĐHQGHN còn xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh và hỗ trợ nâng cao trình độ tiếng Anh và tạo điều kiện cho các nưỡ giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế bằng tiếng Anh.
 
Ông Phạm Văn Thanh – Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã biểu dương những hoạt động chuyên sâu của Công đoàn ĐHQGHN đối với các nhà khoa học, đặc biệt là việc ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các nhà khoa học nữ. Phó Chủ tịch Phạm Văn Thanh hi vọng ĐHQGHN tiếp tục bồi dưỡng được nhiều nhà khoa học, đóng góp nhiều kết quả nghiên cứu hữu ích với đời sống, xã hội.
Trong khuôn khổ của buổi lễ, đại diện lãnh đạo Trường ĐHKHTN cùng một số nhà khoa học nữ đã có những chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn của cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học.
 
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ PGS.TS. ĐỖ THỊ HƯƠNG GIANG
PGS.TS Đỗ Thị Hương Giang sinh năm 1979, tại Hà Nội, là giảng viên Khoa Vật lí kĩ thuật và Công nghệ Nano, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.
- Năm 2001, tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học Vật liệu tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN; năm 2005, nhận Bằng tiến sĩ ngành Vật lý tại CH Pháp.
- Năm 2012: được phong chức danh PGS năm 2012.
- Các hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu, chế tạo vật liệu cấu trúc micro và nano từ dạng màng mỏng; Nghiên cứu, chế tạo vật liệu multiferroics có hiệu ứng từ điện thuận kiểu từ giảo/áp điện; Nghiên cứu, chế tạo vật liệu multiferroics có hiệu ứng từ điện nghịch kiểu từ giảo/áp điện từ điện trở/áp điện; Nghiên cứu ứng dụng: chế tạo cảm biến dựa trên vật liệu cấu trúc micro-nano…
- Thành tích chính: 25 bài báo quốc tế và tổng cộng trên 100 trích dẫn; 03 bài báo tạp chí khoa học trong nước; Tham gia 21 hội nghị khoa học quốc tế trong đó 08 báo cáo mời; Tham gia 09 hội nghị khoa học trong nước; Cúp vàng Chợ Công nghệ và Thiết bị Quốc tế Việt Nam 2012 (International Techmart Vietnam 2012); Tác giả 01 sách chuyên khảo viết bằng Tiếng Anh “Giant magnetostrictive films based on TbFeCo compound VDM Publishing House Ltd., Germany, ISBN-10: 3639191498, xuất bản 2009; Hướng dẫn 3 NCS và 5 học viên cao học; Chủ trì và tham gia thực hiện 02 đề tài thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ cấp nhà nước, 02 đề tài QC, 03 đề tài QG, 01 đề tài Nafosted và 01 đề tài nghiên cứu cơ bản.
 Theo Đỗ Ngọc Diệp - VNU Media
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 188
  • Khách viếng thăm: 184
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 27586
  • Tháng hiện tại: 780589
  • Tổng lượt truy cập: 24379463

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên