TS. Lê Thị Kim Nga: Môi trường đào tạo và nghiên cứu năng động

Đăng lúc: Thứ ba - 09/02/2016 20:18 - Người đăng bài viết: admin
Đầu tháng 2 vừa qua, nghiên cứu sinh Lê Thị Kim Nga (ngành Khoa học Máy tính) vừa được vinh dự nhận bằng Tiến sĩ do Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN cấp với đề tài luận án “Phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh”. Kết quả nghiên cứu được khẳng định qua 11 bài báo trong các hội thảo, tạp chí trong nước và quốc tế. Sau đây, TS. Lê Thị Kim Nga sẽ chia sẻ với chúng ta về một số cảm nhận và đánh giá của mình.
Đầu tháng 2 vừa qua, nghiên cứu sinh Lê Thị Kim Nga (ngành Khoa học Máy tính) vừa được vinh dự nhận bằng Tiến sĩ do Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN cấp với đề tài luận án “Phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh”. Kết quả nghiên cứu được khẳng định qua 11 bài báo trong các hội thảo, tạp chí trong nước và quốc tế. Sau đây, TS. Lê Thị Kim Nga sẽ chia sẻ với chúng ta về một số cảm nhận và đánh giá của mình.
Môi trường đào tạo, nghiên cứu hết sức chuẩn mực, kỷ luật và chất lượng
TS. Lê Thị Kim Nga hiện nay đang là giảng viên tại Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Quy Nhơn. Đề tài bảo vệ được TS. Lê Thị Kim Nga chia sẻ, nói một cách đơn giản, cho trước một mẫu chất liệu được cho bởi mô tả hoặc hình ảnh. Bài toán đặt ra là có thể chỉ ra chất liệu đó trong một ảnh khác hay không? Bài toán này có nhiều ứng dụng trong thực tế như phát hiện đối tượng trong các hệ thống giám sát tự động thậm chí là ứng dụng trong phát hiện giả mạo, chẳng hạn di chuyển quân trong quân sự, hoặc ảnh kỹ thuật số giả mạo…  hay tìm các vùng bị tổn thương trong các ảnh y tế…
TS. Lê Thị Kim Nga bén duyên với ngành Khoa học Máy tính, Khoa Công nghệ Thông tin từ khi học cao học tại Trường ĐHCN. Sau khi tốt nghiệp cao học tại trường, cô đã được chuyển tiếp NCS và thế là tiếp tục theo ngành Khoa học Máy tính. Trong quá trình học cao học cô nhận thấy phương pháp giảng dạy của Nhà trường hiện đại, luôn vạch ra nhưng vấn đề thực tế có ứng dụng trong nước cũng như các hướng nghiên cứu mới trên thế giới để cập nhật kịp thời cho người học.
Thực tế cho thấy số lượng nữ giới theo học lĩnh vực công nghệ thông tin là không nhiều. Khi nói đến vấn đề này, TS. Lê Thị Kim Nga chia sẻ, nói chung con gái theo học lĩnh vực công nghệ thông tin khá là vất vả vì chủ yếu liên quan đến lập trình, nhưng khi đã say mê và bắt đầu vào "guồng" thì không còn biết đến thời gian nữa. Tuy nhiên, nhược điểm này lại chính là ưu điểm trong quá trình học tập của cô, vì ngành ít còn gái theo đuổi, đặc biệt là bậc học tiến sĩ nên cô lại càng được Nhà trường và các thầy cô giáo cùng bạn học quan tâm, giúp đỡ nhiều.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu TS. Lê Thị Kim Nga cho biết cô đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Khoa và Trường. Về phía Khoa các thầy cô luôn động viên và giúp đỡ cô về chuyên môn. Về phía Nhà trường các thủ tục hành chính được tạo điều kiện giải quyết nhanh gọn và đúng thời hạn. Cùng với sự năng động trong đào tạo và nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế của Nhà trường mà cô đã có cơ hội được đi nhiều nơi để trao đổi, tham dự hội nghị khoa học trong nước và quốc tế gồm hội nghị ACM (Mỹ), RIVF (IEEE), Hội nghị FAIR, hội thảo quốc gia về CNTT, …
Đa số, các thầy cô giáo của Nhà trường đều được đào tạo bài bản từ các trường đại học lớn trên thế giới. Do đó, khi học tập nghiên cứu ở đây cô đã tiếp cận được với nhiều hướng nghiên cứu mới cũng như phong cách làm việc nhanh nhạy và khoa học. Cô thật sự tự tin khẳng định rằng đây là một môi trường đào tạo, nghiên cứu hết sức chuẩn mực, kỷ luật và chất lượng.
 
Thông tin đào tạo và nghiên cứu được cập nhật nhanh đến người học
Theo chia sẻ của TS. Lê Thị Kim Nga không chỉ môi trường đào tạo năng động mà Nhà trường còn có nhiều chương trình trao đổi, hợp tác và học bổng với những trường đại học khác ở Nhật, Mỹ, Châu Âu, … Các thông tin về hội thảo quốc gia và quốc tế thường xuyên được đưa lên website của Trường để người học biết và có kế hoạch gửi bài, tham gia.
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, TS. Lê Thị Kim Nga đã nhận thấy bản thân có những thay đổi tích cực đối với nghiên cứu, giảng dạy tại nơi công tác. Cô có được khả năng tổng hợp các kiến thức xung quanh vấn đề nghiên cứu, khả năng phát hiện và đánh giá được các vấn đề chuyên môn. Hai năng lực này đã giúp ích nhiều trong công việc giảng dạy và nghiên cứu của cô. Về giảng dạy, cô có được khả năng tiếp nhận và tổng hợp vấn đề nhanh chóng trong quá trình giảng dạy, cũng như hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Về nghiên cứu, nhờ có được khả năng phát hiện và đánh giá được vấn đề nên cô cũng đã đang thực hiện được một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cao  như đề tài cấp tỉnh năm 2014 về "Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý và khai thác dữ liệu chẩn đoán hình ảnh tại BVĐK tỉnh Bình Định" và một số đề tài cấp trường khác.
Trong tương lai, TS. Lê Thị Kim Nga vẫn luôn mong muốn được tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và hợp tác với các thầy cô của Trường ĐHCN vì đây là một môi trường học tập nghiên cứu tốt nhất mà TS. Kim Nga cảm nhận được.
TS. Lê Thị Kim Nga vô cùng biết ơn các thầy cô giáo và Ban giám hiệu Nhà trường đã tạo điều kiện cho mình học tập và nghiên cứu từ bậc cao học cho đến nghiên cứu sinh để kết quả cuối cùng là tấm bằng tiến sĩ với niềm tự hào và hãnh diện.
Tuyết Nga (UET-News)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 187
  • Khách viếng thăm: 183
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 27462
  • Tháng hiện tại: 780465
  • Tổng lượt truy cập: 24379339

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên