Câu chuyện về một người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục
Đăng lúc: Thứ ba - 09/02/2016 20:27 - Người đăng bài viết: admin
Hà Nội, những ngày vào đông. Đất trời hanh hao trong tiết khí giao mùa. Lòng người cũng theo đó mà xao động những nỗi niềm khôn tả. Xưa và nay cứ quyện lẫn vào nhau. Người ra đi hay người ở lại đều phảng phất dư vị của hương thời gian lắng đọng trong từng hơi
Hà Nội, những ngày vào đông. Đất trời hanh hao trong tiết khí giao mùa. Lòng người cũng theo đó mà xao động những nỗi niềm khôn tả. Xưa và nay cứ quyện lẫn vào nhau. Người ra đi hay người ở lại đều phảng phất dư vị của hương thời gian lắng đọng trong từng hơi thở. Giữa những giao thoa của đất trời và nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Công nghệ, xin được hoài niệm về một người suốt cuộc đời đã cống hiến và đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và cho sự phát triển của trường Đại học Công nghệ nói riêng.
Xin được gọi Người với tên gọi rất đỗi thân thương “Thầy giáo, Giáo sư Nguyễn Đình Thông”.
Người thầy của tri thức
GS. Nguyễn Đình Thông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức và có học vấn cao: ông ngoại là một viên quan trong triều đình Huế; ông nội là hậu duệ của nhà thơ nổi tiếng - học giả Nguyễn Công Trứ (1778-1858); cha của thầy dạy văn học Pháp, là giáo viên đầu tiên có bằng “giảng dạy có chất lượng bằng tiếng bản ngữ” tại Đại học Vinh, tổ chức giáo dục cao cấp nhất của Nghệ An.
Thừa hưởng nền tảng giáo dục của gia đình, GS. đã đạt được những thành tích học tập hết sức đáng nể khi còn ngồi trên ghế nhà trường. GS. tốt nghiệp Quốc học Huế năm 1961 với bằng xuất sắc và được trao học bổng “Colombo” của Chính phủ New Zealand. Thầy lấy bằng xuất sắc cử nhân Kỹ thuật của trường Đại học Canterbury (New Zealand) năm 1965 và bằng tiến sỹ về lĩnh vực Điện- Điện tử tại Đại học Auckland(New Zealand) năm 1969. Sau đó, GS đã trở về Việt Nam công tác với vai trò là một giảng viên, rồi được phong hàm PGS. và Phó Giám đốc Viện Bách khoa Quốc gia Sài Gòn (sau này là trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1975, GS.định cư ở New Zealand với tư cách là PGS. của Khoa Điện-Điện tử, Đại học Auckland - New Zealand. Dù ở nước ngoài với cuộc sống sung túc đầy đủ, Thầy vẫn luôn canh cánh những trăn trở về giáo dục nước nhà, mong muốn được góp một phần sức lực của mình để xây dựng đất nước. Thầy là một trong các nhà khoa học Việt kiều đầu tiên theo tiếng gọi của Đảng và Chính phủ Việt Nam trở về đất nước. Từ những năm 1979, Thầy tham gia các phái đoàn phi chính phủ góp ý cho Bộ Đại học (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) các chương trình đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu về điện-điện tử tiên tiến trên thế giới. Khi Thầy trở thành GS., Trưởng khoa Điện & Điện tử tại Đại học Tasmania (UTAS) - Úc năm 1989,Thầy càng có điều kiện giúp đỡ xây dựng đất nước. Thầy là tác giả của chương trình đào tạo quốc tế đầu tiên vào thập kỷ 90 của nước ta, giữa Trường UTAS và Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Hàng năm, hàng chục sinh viên Việt Nam được đưa sang Úc đào tạo các bậc Đại học và sau này cả bậc Sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh). Rất nhiều người trong đó hiện nay đang đóng góp đắc lực trong nền kinh tế nước nhà, một số trở thành các nhà khoa học nhà quản lí, doanh nghiệp thành đạt.
Cơ duyên gắn bó của GS. Nguyễn Đình Thông với Khoa Điện tử Viễn thông bắt đầu từ năm 2001. Khi đó, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội cùng GS. Phan Anh – Giám đốc trung tâm Điện tử Viễn thông đã mời GS. Nguyễn Đình Thông về cộng tác với Khoa. Một trong các việc cần làm ngay khi đó là nâng cao năng lực cán bộ và định hướng nghiên cứu. GS. là người đầu tiên đặt nền móng cho ý tưởng về dự án “Mạch tích hợp thông minh” phục vụ các hướng nghiên cứu liên quan đến xử lí ảnh, truyền thông số. Dự án từ những ngày đầu phôi thai sau 5 năm đã được duyệt và đi vào hoạt động. Phòng thí nghiệm Hệ thống tích hợp thông minh (SIS) được ra đời từ đó và ngày càng có nhiều đóng góp cho trường Đại học Công nghệ về các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, GS. còn nhận vai trò đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ của ngành Điện tử Viễn thông. TS.Trịnh Anh Vũ là một trong số cán bộ đầu tiên được cử đi Úc dưới sự bảo trợ và hướng dẫn của Thầy. Sau một năm làm việc tại UTAS - Úc, TS. Vũ (bây giờ là PGS.) lần đầu tiên có một báo cáo quốc tế về lĩnh vực nhận dạng vân tay, đánh dấu con đường nghiên cứu và bước trưởng thành của bản thân trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Hồi tưởng về những ngày được GS. Thông dìu dắt ở Úc, PGS.TS. Vũ vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động bởi sự quan tâm chu đáo, sự chỉ dẫn rất cẩn thận và chi tiết để đi đến một bài báo quốc tế theo chuẩn IEEE, một mơ ước của các nhà khoa học Việt Nam thời bấy giờ.
Không chỉ giúp đỡ TS. Vũ, GS. còn thường xuyên gửi các tài liệu của nước ngoài, trao đổi thông tin để giúp đỡ các cán bộ khác định hướng nghiên cứu và tham gia nghiên cứu. Rồi cũng chính GS. là người dìu dắt PGS.TS. Nguyễn Quốc Tuấn – Chủ nhiệm bộ môn Hệ thống Viễn thông hoàn thành luận án Tiến sỹ. Những ngày tháng hai thầy trò gắn bó, trao đổi thảo luận cùng nhau, vượt qua những khó khăn của quá trình làm tiến sỹ ở Việt Nam sẽ mãi là một kỷ niệm không bao giờ phai đối với PGS.TS. Nguyễn Quốc Tuấn. Lớp thế hệ cán bộ đầu tiên của Khoa Điện tử Viễn thông được thầy dìu dắt nay đã trưởng thành, giữ những cương vị chủ chốt trong Khoa, và tiếp nối thầy gặt hái được nhiều thành công trong nghiên cứu Khoa học cũng như tham gia đào tạo những thế hệ tương lai tài năng cho đất nước.
Kỷ niệm khó quên trong suốt cuộc đời
Khi nhắc lại lần đầu tiên gặp GS. vào năm 2001, PGS.TS. Trịnh Anh Vũ bồi hồi nhớ lại ấn tượng lúc đầu về GS. với phong cách lịch lãm của một GS. Việt kiều có những nhận xét ngắn gọn và sắc sảo. Ở GS. có hai nét đối lập, đó là hàng ria mép oai phong luôn được xén tỉa cẩn thận, tạo dáng dấp đàng hoàng, ngạo nghễ, trong khi bộ comle thường mặc lại giản dị chỉn chu cùng những lời trao đổi thường nghe: “Quý vị có thấy rằng vấn đề là…” tạo cho người đối thoại một cảm giác trân trọng nghiêm túc và dễ chịu. Đồng thời thuyết phục người nghe từ tốn bằng luận lý logic chứ không phải kiểu hùng biện như một số người từ các nước phát triển về Việt Nam.
Sau đó rất may mắn là TS. Trịnh Anh Vũ được GS mời sang thực tập tại Đại học Tasmania, Australia một năm với trợ giúp kinh phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những ngày đầu đến Australia, GS. biết tôi có nhiều lúng túng và bỡ ngỡ khi thay đổi thói quen và môi trường sống, nên đã tận tình hướng dẫn và dìu dắt để tôi làm quen với môi trường. Cho đến nay, những hình ảnh GS. nấu nướng tại nhà và lau chùi dọn bếp hồng ngoại sạch bong đã tạo ấn tượng mạnh và là kỷ niệm khó quên trong tôi. Các thói quen, cách sống khi đi xe bus hoặc sinh hoạt ở Australia cũng được GS. giải thích và hỗ trợ trong những ngày tôi mới đến.
Quãng thời gian tôi ở Tasmania ngắn ngủi song tôi học được nhiều điều, từ pháp luật của một xã hội phát triển và từ GS. Nguyễn Đình Thông, người mà 40 năm trước chỉ là cậu học trò Việt Nam ít ỏi sang Úc du học, sau đó đã thành danh là một trong hai người Việt Nam có tên trong sách “Who is Who’s in Australia” trong lĩnh vực giáo dục. Điều tôi khâm phục ở GS. không chỉ là tầm vóc khoa học, sự hòa nhập nhuần nhuyễn với xã hội nước ngoài mà còn bởi khả năng quản lý lãnh đạo và khả năng làm kinh tế. Những lúc ngồi trà nước mạn đàm, GS. bộc lộ: "Mình quan niệm làm bất kỳ việc gì đều phải cố gắng trở thành Leader của lĩnh vực đó”. Và thực tế GS. đã có nhiệm kỳ làm Head of ECE School trong khoa kỹ thuật của Đại học Tasmania, khi nghỉ hưu còn thuộc lớp giáo sư triệu phú đô la, điều mà thỉnh thoảng tâm đắc giáo sư bảo: ít người làm được.
Hòa nhập với xã hội nước ngoài song GS. vẫn nặng lòng với con người, đất nước mà mình sinh ra. Mỗi dịp có sinh viên Việt Nam sang học, giáo sư luôn dành sự ưu ái giúp đỡ hết lòng. Nhiều Tiến Sỹ người Việt đã thành danh dưới sự hướng dẫn của thầy.
Tôi cũng được thầy quan tâm ưu ái. Sau 6 tháng giáo sư nói: “Vũ ơi cũng phải làm gì chứ nhỉ?”. Sau đó, GS. đã đưa cho tôi rất nhiều tài liệu cùng hướng nghiên cứu mà GS. đang làm. Một vài hôm sau, tôi chán nản đến gặp GS. nói: “Em có cảm giác những cái gì có thể nghiên cứu được thì người ta đã cày xới hết cả rồi, chả còn chỗ nào cho mình làm nữa cả”. Lúc đó lại được GS. rỉ rả động viên: “Thì kỹ thuật là thế mà, chỉ cần cải tiến cái gì đó nâng cao lên một chút là được, đâu nhất thiết phải ra một cái gì đó mới về nguyên tắc” như tôi quan niệm. Thế là tôi lại xác định lại tinh thần ngồi hì hục xem xét. Sau 3 tháng, khi nghe tôi trình bày một vài kết quả, GS. nói: “Tớ sẽ giúp cậu chắp bút bài viết này vì chỉ còn 3 hôm nữa là deadline thời hạn nộp bài một hội nghị khoa học”. Và thế là lần đầu tiên tôi có bài ở hội nghị quốc tế theo chuẩn của IEEE .
Người thầy chắp cánh cho nghiên cứu
Năm 2005, GS. Nguyễn Đình Thông nghỉ hưu và chuyển tới Sydney sinh sống.Thầy là giáo sư danh dự của trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS). Lúc này thầy bắt đầu có nhiều thời gian hơn để về nước thường xuyên, trực tiếp phục vụ đất nước. Giáo sư Nguyễn Đình Thông về nước ít nhất 2 lần trong năm, mỗi lần với khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng, với tư cách là giáo sư mời của trường Đại học Công nghệ. Vẫn phong cách nho nhã, giản dị cùng một tấm lòng trìu mến yêu thương, thầy đã quan tâm đào tạo nhiều thế hệ cán bộ và vẫn tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu sinh, giảng dạy cao học và tham gia giảng dạy cả bậc đại học. Thầy trực tiếp tham gia giảng dạy 04 khóa học chất lượng cao bậc Đại học và 03 khóa học bậc sau Đại học vào những năm 2005 cho tới năm 2010, hướng dẫn luận văn Thạc sỹ và luận án Tiến sỹ. Cho đến nay, thầy đã hướng dẫn tại trường Đại học Công nghệ thành công 6 khoá luận tốt nghiệp đại học chất lượng cao, 4 luận văn cao học, 1 luận án tiến sỹ và 1 luận án tiến sỹ khác sắp được bảo vệ. Các hướng đề tài do thầy hướng dẫn đều có tính thời sự, tương xứng với trình độ quốc tế.
Trong những lần về nước làm việc tại Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) - Đại học Quốc gia Hà Nội, GS. Nguyễn Đình Thông luôn dành hết sức mình tham gia nghiên cứu và seminar khoa học. Các vấn đề GS. trình bày trong seminar không chỉ đề cập các hướng nghiên cứu mới trên thế giới, các hướng nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu của nền Khoa học Công nghệ trong nước mà cả các góp ý, gợi mở về phương pháp tổ chức giảng dạy, tổ chức nghiên cứu trong Khoa Điện tử Viễn thông sao cho có hiệu quả. Giáo sư luôn theo sát, hướng dẫn các cán bộ trong bộ môn Hệ thống Viễn thông định hướng nghiên cứu rồi cùng tham gia nghiên cứu với mọi người. Lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy ở GS. một con người nhiệt huyết, say sưa với mọi công việc, cho dù đó là công việc có nhiều khó khăn, nhưng khi được giao nhiệm vụ và thấy đó là công việc cần thiết, thầy đều tham gia với tất cả trí tuệ và tâm huyết của mình. Cho đến nay, thầy đã cùng các cán bộ trong bộ môn Hệ thống Viễn thông và bộ môn khác của khoa Điện tử Viễn thông có 25 báo cáo khoa học quốc tế, 5 báo cáo khoa học trong nước, 4 bài báo khoa học cấp quốc gia và 03 bài báo khoa học quốc tế ISI/Scopus.
Một trong các dự án lớn, thực hiện nhiều năm tại trường Đại học Công nghệ mà GS. tham gia đó là “Dự án giáo dục Đại học” hay còn gọi là dự án TRIG. Thầy là người tham gia tư vấn viết dự án, đưa ra các ý tưởng, các kinh nghiệm có được của loại dự án này thực hiện tại các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Philipin .. nhằm xây dựng một dự án có tính thuyết phục cao, hiệu quả lớn cho trường Đại học Công nghệ. GS. cũng chính là người tham gia thực hiện dự án TRIG-B trong những năm từ 2008 cho tới 2012 với vai trò tư vấn. Để hoàn thành nhiệm vụ tư vấn chương trình đào tạo theo chuẩn ABET cho TRIG-B, GS. đã dành nhiều thời gian đến các doanh nghiệp Viễn thông (như Viettel, Vinaphone, SaigonTelecom ...) để khảo sát nhu cầu về kỹ thuật, nhu cầu việc làm, hay đến các trường Đại học khác (như trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Bưu chính Viễn thông 1, Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TP Hồ Chí Minh ...) để tìm hiểu chương trình đào tạo, nhu cầu đào tạo cũng như khả năng đáp ứng nhân lực cho lĩnh vực mạng và truyền thông. Từ đó, GS. đã đề xuất một chương trình giảng dạy bao gồm cả 3 bậc: đại học, cao học và tiến sỹ cho dự án TRIG-B. Dự án TRIG-B tại Trường ĐHCN thành công có sự đóng góp rất lớn của thầy.
Trong sự nghiệp đào tạo của mình, GS. Nguyễn Đình Thông là tác giả và đồng tác giả của hơn 180 báo cáo và bài báo khoa học quốc tế, hướng dẫn thành công hơn 27 nghiên cứu sinh trong các lĩnh vực: xử lí tín hiệu số, xử lí tiếng nói, xử lý ảnh và mã hóa ảnh, các kỹ thuật điều chế đa sóng mang, ăng ten thông minh, mạng truy cập băng rộng, mạng không dây 4G/5G, mạng vô tuyến có ý thức …
Lời kết
Ngoài tài năng trong khoa học, tôi cũng khâm phục về cách ứng xử xã hội của Thầy. Nhớ lúc sang Australia năm 2001. Sinh viên Việt Nam còn kháo nhau rằng Thầy Thông nói tiếng Việt có lúc không chuẩn đâu (vì xa nhà quá lâu và ít về Việt Nam), nhưng sau một số lần về Việt Nam giáo sư đã hòa nhập rất nhanh với các đồng nghiệp già trẻ của Khoa Điện tử Viễn thông. Hòa nhập nhưng không hòa tan với những cung cách làm việc quản lý, quan liêu. Nhớ lần nhận làm cố vấn viết trương trình đào dạo theo sự tài trợ của World Bank. GS. yêu cầu làm hợp đồng và thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định của World Bank. GS. kiên quyết phản đối cách làm tùy tiện của một vài cán bộ quản lý, mà vì thế một số thầy hay nói là GS. Thông không hiểu Việt Nam bằng những giáo sư Việt kiều khác. Nhưng tôi thì hiểu ngược lại. Sau nhiều năm về Việt Nam, GS. quá hiểu cung cách và lề thói ở nhà. Song những gì trì trệ, vi phạm hợp đồng thì giáo sư phản đối không khoan nhượng thu nhiên vẫn giữ thái độ ôn hòa.
Chuyến đi Quảng Bình cũng là kỷ niệm cuối cùng với thầy. Số phận con người sao thoắt đến, thoắt đi nhanh như vậy. Viết những dòng này trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in hình ảnh, tại khách sạn Quảng Bình, từ sớm đã thấy thầy chạy rèn luyện sức khỏe trên bãi cát như một thói quen (ở Hà Nội thì chạy vòng quanh hồ Gươm) và những lời vui đùa lạc quan: “Mình về Hà Nội chỗ nào gặp bạn bè cũng thấy nói chuyện về thuốc men, mách nhau uống thuốc này thuốc kia chữa bệnh và lo nghĩ về sức khỏe. Còn mình thì đầu óc lại chỉ nghĩ đến công việc cho học sinh và NCS”.
Suốt cuộc đời hoạt động khoa học và giáo dục của mình, GS. Nguyễn Đình Thông dù ở trong nước hay nước ngoài luôn mong muốn đóng góp xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến và xứng tầm quốc tế. Đây là một thành tích được nhà nước Úc công nhận nhưng lại chứa đựng cả một tấm lòng luôn hướng tới nền giáo dục nước nhà. Với những đóng góp của mình, thầy đã được Đại học Quốc gia Hà Nội tặng thưởng huy chương “ Vì sự nghiệp phát triển của ĐHQG Hà Nội” năm 2009 và được đề nghị tặng thưởng huy chương “Vì sự nghiệp phát triển của ĐHQG Hà Nội” lần 2 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường ĐHCN.
Tháng 5/2014, trái tim vì sự nghiệp giáo dục của Giáo sư đã ngừng đập. Nhưng những cống hiến của Giáo sư sẽ còn mãi trong lòng của những ai đã từng được sống, học tập và làm việc bên thầy.
Bút nghiên vẫn còn đây
Mà người đã đi mãi
Con đò rời bến đỗ
Ngơi nghỉ chốn bình yên....
Tháng 10/2014
Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Tuấn, PGS.TS. Trịnh Anh Vũ - Kỷ yếu "15 năm xây dựng và trưởng thành"
Những tin mới hơn
- Bảo vệ cấp ĐHQG luận án tiến sĩ của NCS Phùng Mạnh Dương (09/02/2016)
- Gặp mặt thân mật chia tay ThS. Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên chính Khoa Điện tử Viễn thông nghỉ hưu (09/02/2016)
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng (09/02/2016)
- Bước đột phá khoa học không ngờ (09/02/2016)
- Mong muốn gắn bó lâu dài với trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (09/02/2016)
- Trường Đại học Công nghệ: 4 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đợt năm 2014 (09/02/2016)
- Gặp mặt chúc Tết cựu giáo chức Trường ĐHCN nhân dịp Xuân Ất Mùi 2015 (09/02/2016)
- Hội Cựu sinh viên Khoa CNTT hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết 2015 (09/02/2016)
- Chương trình “Đường tới nghiên cứu khoa học 2015” (09/02/2016)
- Trường Đại học Công nghệ trở thành ngôi nhà thứ hai (09/02/2016)
Những tin cũ hơn
- 7 tân tiến sĩ và 147 tân thạc sĩ đã nhận bằng tốt nghiệp năm 2014 (09/02/2016)
- Người thầy "Vi thợ mộc" - GS.TSKH. Nguyễn Phú Thùy của tôi (09/02/2016)
- Chương trình “UET – Tết yêu thương” – Hỗ trợ sinh viên về quê ăn Tết 2015 (09/02/2016)
- ThS. Ninh Thị Thu Hà: Trường ĐHCN - cái nôi đào tạo Công nghệ thông tin (09/02/2016)
- Gặp mặt đoàn học sinh Việt Nam đoạt giải tại Triển lãm quốc tế Sáng chế dành cho Thanh thiếu niên (KIE) 2014 (09/02/2016)
- Hiệu trưởng thăm và chúc Tết gia đình nhà giáo lão thành (09/02/2016)
- 10 thành tựu tiêu biểu của Trường Đại học Công nghệ năm 2014 (09/02/2016)
- ĐHQGHN tiếp tục xây dựng và phân tích thành công hệ gen của 3 cá thể thuộc một gia đình người Việt (09/02/2016)
- Gặp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015 (09/02/2016)
- TS. Lê Thị Kim Nga: Môi trường đào tạo và nghiên cứu năng động (09/02/2016)
Thông cáo báo chí
- Hơn 500 tân Thạc sĩ khóa 2012, 2013 nhận bằng tốt nghiệp
- Lễ kỷ niệm 55 năm đào tạo ngành Nhiệt – Lạnh và 15 năm thành lập Viện KH&CN Nhiệt - Lạnh (10/10/1960 - 10/10/2015)
- Lễ ra mắt Mạng lưới Cựu sinh viên ĐHBK Hà Nội
- Khai giảng khóa 11 Chương trình SEPT-MBA tại Hà Nội
- Thúc đẩy KH&CN vì sự phát triển bền vững của ngành Nhiệt – Lạnh
Hoạt động trường
- Đoàn đại biểu Ấn Độ sang thăm và trao đổi kinh nghiệm công tác giảng dạy chương trình khởi sự doanh nghiệp SIYB
- KHÓA ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TÌM KIẾM VIỆC LÀM VÀ KHỞI NGHIỆP
- Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội tổ chức nghi lễ chào cờ Tổ quốc, hát quốc ca và kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9
- KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
- Tiếp đoàn trường Đại học Keio, Nhật Bản
Tin nội bộ
- Trải nghiệm thực tế tại công ty Canon - Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội
- Hội thảo “Thực tế triển khai hoạt động lồng ghép bình đẳng giới trong các quy định đối với cán bộ, giáo viên trường nghề - khó khăn và giải pháp"
- Công đoàn trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tham gia Hội khỏe công nhân viên chức quận Đống Đa 2015
- Ngày hội Tôi yêu Tổ quốc tôi
- Chương trình Mùa đông ấm 2015
Sự kiện trường
- LỄ BẾ GIẢNG VÀ TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ (KHÓA 36) VÀ HỆ TRUNG CẤP NGHỀ (KHÓA 37)
- Một số hình ảnh về Hội giảng giáo viên dạy nghề Quốc gia tại Đà Nẵng
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thức làm việc với Sở Y tế
- Tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS
- Ngày hội nhân ái vì sức khỏe cộng đồng
Tin mới
- Tại sao phải sử dụng dịch vụ viết bài SEO?
- Đoàn đại biểu trường Đại học AKITA(Nhật Bản) do Giáo sư Noboru Yoshimura - Hiệu trưởng dẫn đầ
- Đảng uỷ trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức cho toàn thể Đảng viên
- công ty Vinacotrol và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã ký kết các văn bản hợp tác,
- Lễ trao học bổng của Công ty Fujitsu và Hãng Bảo hiểm nhân thọ Ace Life
Quảng cáo
Danh Ngôn Cuộc Sống
Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 277
- Khách viếng thăm: 170
- Máy chủ tìm kiếm: 107
- Hôm nay: 32734
- Tháng hiện tại: 812180
- Tổng lượt truy cập: 23257525
Ý kiến bạn đọc