Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa lần thứ 3 (ICEMA3-2014)

Đăng lúc: Thứ năm - 11/02/2016 04:36 - Người đăng bài viết: admin
Tiếp theo thành công của ICEMA2012, năm nay, Trường ĐH Công Nghệ tiếp tục phối hợp với Hội Cơ học Việt Nam và Viên Cơ học tổ chức Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa lần thứ 3 ICEMA3-2014 vào ngày 15/10/2014, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các đơn vị trong và ngoài nước.
 
Tới tham dự Hội nghị có TS. Nguyễn Thị Anh Thu- Trưởng Ban hợp tác và Phát triển, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu châu Á, Trung tướng. GS.TSKH.NGND Nguyễn Hoa Thịnh – Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, PGS.TS. Đinh Văn Mạnh – Viện trưởng viện Cơ học, Viện KH&CN Việt Nam. Về phía nhà trường có PGS.TS. Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Trần Xuân Tú – Trưởng phòng KHCN&HTQT. Chủ trì hội nghị lần này gồm GS.TSKH. Nguyễn Đông Anh- Chủ nhiệm khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa và GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức –Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN.
Cơ học kỹ thuật liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của kỹ thuật như vật liệu và kết cấu, xây dựng, giao thông vận tải, công trình biển, cơ khí, chế tạo máy… Cơ học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị cũng là diễn đàn quan trọng để các nhà cơ học trong và ngoài nước giao lưu, trao đổi, cập nhật các hướng nghiên cứu mới và triển khai các hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học.
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TSKH. NGND Nguyễn Hoa Thịnh gửi lời cảm ơn về sự phối hợp của Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa với Hội Cơ học Việt Nam để tổ chức Hội nghị ICEMA3. Hội Cơ hội Việt Namrất phấn khởi, lạc quan khi nhìn thấy tương lai của Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa. Hi vọng ngành Cơ học sẽ mãi duy trì, phát triển để tương xứng với sức mạnh và tiềm năng mà ngành đang có.
GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức –Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN

GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo      PGS.TS. Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng                         ĐHQGHN                                                             Trường ĐHCN

Năm nay, Chương trình Khoa học của Hội nghị bao gồm một số báo cáo mời và các báo cáo đăng ký của các nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan khoa học khác nhau ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực Cơ học, tập trung vào các lĩnh vực như: Các vấn đề cơ bản của Cơ học Thủy khí, Các vấn đề cơ bản của Cơ học Vật rắn biến dạng, Chẩn đoán kỹ thuật, Cơ học đất, đá và môi trường rời, Cơ học máy và cơ cấu, Cơ học phá hủy, hư hại và mỏi, Cơ học Thủy khí CN & môi trường, Cơ học tính toán, Cơ học vật liệu composite và kết cấu, Cơ học với biến đổi khí hậu & môi trường, Công nghệ Cơ điện tử , Công nghệ tạo mẫu nhanh, Dao động tuyến tính và phi tuyến, Điều khiển quá trình sản xuất, Động lực học hệ nhiều vật, Động lực học phi tuyến và chaos, Động lực học sông - biển, Hệ thống CAD/CAM/CNC; Hệ thống thông minh, Máy công cụ, Thiết kế hệ thống Tự động hóa, Thuật toán và chiến lược điều khiển, Tự động hóa công nghiệp.
Ban tổ chức đã nhận được 98 báo cáo của 204 tác giả được gửi từ Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có 35 tác giả, 17 tác giả người nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc tại 8 quốc gia Úc, Đức, Pháp, Nhật, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc và Anh.
Đại diện Ban tổ chức, GS.TS. Nguyễn Đình Đức cho biết, các báo cáo đề cập đến những vấn đề hiện đại của cơ học và được phân chia thành 4 tiểu ban Cơ học máy và Cơ điện tử, Cơ học thủy khí, Cơ học vật rắn, Động lực học và Điều khiển. Trong đó, tiểu ban Cơ học vật rắn có số báo cáo đông nhất, tập trung nhiều vào nghiên cứu ổn định tĩnh, Động và Động lực học của các kết cấu composite và Vật liệu chức năng FGM. Bên cạnh những báo cáo về mô phỏng, liên quan đến Cơ học tính toán, đã xuất hiện nhiều bài báo có định hướng ứng dụng như giải quyết các bài toán liên quan đến Vật liệu nano, các bài toán về môi trường, tính toán chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng… Có thể nói, ICEMA lần này có sự nổi trội cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về vùng miền, lứa tuổi, cơ quan công tác. Thương hiệu ICEMA ngày càng được khẳng định cùng với sự trưởng thành và lớn mạnh của Khoa CHKT&TĐH, của Trường ĐHCN và ngành Cơ học Việt Nam.
Thay mặt Ban chỉ đạo Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Việt Hà– Hiệu trưởng nhà trường đã gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức doanh nghiệp đã quan tâm và đóng góp nhiều nghiên cứu giá trị cho Hội nghị ICEMA 2 giúp cho Hội nghị trở thành diễn đàn học thuật lớn cho các nhà khoa học giao lưu và học hỏi, đặc biệt đối với những nhà nghiên cứu trẻ đến tham dự. Trường Đại học Công Nghệ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp lãnh đạo, các đơn vị liên kết nhằm giúp cho các hoạt động trao đổi học thuật được diễn ra thường xuyên hơn, chất lượng hơn góp phần nâng cao vị thế của ngành Cơ học kỹ thuật trong nước và quốc tế.
Tuyết Nga (UET-News)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 181
  • Khách viếng thăm: 178
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 27374
  • Tháng hiện tại: 780377
  • Tổng lượt truy cập: 24379251

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn biết gì về NukeViet 3?

Một bộ sourcecode cho web hoàn toàn mới.

Mã nguồn mở, sử dụng miễn phí.

Sử dụng xHTML, CSS và hỗ trợ Ajax

Tất cả các ý kiến trên