Hội nghị và Hội thảo biên tập các công trình khoa học Châu Á lần thứ 2 – CASE 2015

Đăng lúc: Thứ hai - 29/02/2016 03:36 - Người đăng bài viết: admin
Với mục đích thúc đẩy và nâng cao chất lượng các tạp chí khoa học, các ấn phẩm, công trình khoa học đạt cấp độ quốc tế, Trường ĐHBK Hà Nội phối hợp với Hiệp hội biên tập công trình khoa học Châu Á (CASE) và Hiệp hội biên tập công trình khoa học Hàn Quốc (KCSE) đồng tổ chức Hội nghị và Hội thảo biên tập các công trình khoa học Châu Á lần thứ 2 – CASE 2015 tại Trường ĐHBK Hà Nội. Chương trình diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 20 đến ngày 22/8/2015.

Chương trình có sự hiện diện của ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường của Quốc hội; ông Nguyễn Quân – Bộ trưởng Bộ KH&CN; ông Nguyễn Minh Hồng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; GS Jong Kyu Ha – Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Chủ tịch CASE; bà Joan Marsh – Chủ tịch Hội đồng biên tập các công trình khoa học Châu Âu. Về phía Trường ĐHBK Hà Nội có PGS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng; GS Bành Tiến Long – Trưởng Ban tổ chức, Phó Chủ tịch CASE cùng hơn 200 nhà khoa học, biên tập viên, đại diện các nhà xuất bản, các tổ chức biên tập uy tín trên thế giới như Elsevier, Editage, Crosref, EASE tham dự.

Phát biểu tại Chương trình, PGS Hoàng Minh Sơn hoan nghênh việc tổ chức Hội nghị và Hội thảo biên tập các công trình khoa học Châu Á lần 2. Đồng thời, Hiệu trưởng bày tỏ hy vọng thông qua Chương trình này, các biên tập viên, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ trao đổi, thảo luận nhằm nâng cao chất lượng của các công trình khoa học để đạt trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại Chương trình

Cũng trong buổi Chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Quân nêu rõ: “Trong chiến lược phát triển KHCN 2011-2020 của Chính phủ đã chỉ rõ, mục tiêu tăng số lượng các công bố quốc tế từ nguồn ngân sách trung bình 15-20% mỗi năm. Trong bối cảnh đó, Bộ KH&CN luôn luôn tạo điều kiện tốt cho các đơn vị, cá nhân thúc đẩy hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế, triển khai các chương trình nghiên cứu chung, đồng tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế để nâng cao chất lượng và số lượng các bài báo khoa học tại Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế”. Do đó, bản thân các đơn vị như trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà xuất bản khoa học, các tạp chí, các đơn vị nghiên cứu và đào tạo có tạp chí riêng cũng cần phải có những nỗ lực vươn tới và nắm bắt các cơ hội tốt để được cập nhật về kiến thức và tăng cường giao lưu, góp phần đưa ấn phẩm khoa học Việt Nam lên tầm quốc tế.

Nhà khoa học Hàn Quốc đang thuyết trình tại Hội thảo

Chương trình gồm hai phần chính, với 7 chuyên đề, tập trung vào hai nội dung: báo cáo của các nước về tình hình xuất bản các tạp chí, các công trình khoa học cũng như chia sẻ kinh nghiệm của từng nước; báo cáo của những chuyên gia, các nhà khoa học về quản lý và cách thức tổ chức hoạt động và xuất bản tạp chí, công trình khoa học được xếp hạng ISI từ các nước: Vương quốc Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…

Trong ngày đầu tiên, Chương trình diễn ra với 4 chuyên đề với các nội dung: rút ngắn khoảng cách giữa tạp chí và tác giả bài viết; đánh giá bản thảo trước khi được gửi đi; làm việc với các phản biện… Trong ngày thứ hai, các nhà khoa học đã đưa ra các quan điểm về cách phát triển của một tạp chí đạt chuẩn quốc tế; chia sẻ về vấn đề đạo đức đối với các công bố quốc tế trong các tạp chí khoa học của Nhật Bản của TS Matsuo Yukari – Đại học Hosei (Tokyo). Vấn đề về đạo văn, làm thế nào để thêm tạp chí các nước vào cơ sở dữ liệu quốc tế đã được ông Derrick Duncombe – Giám đốc phát triển thị trường của Nhà xuất bản Elsevier tại Châu Á Thái Bình Dương đề cập tại buổi Hội thảo; hay như một số hiểu biết về việc nâng cao chất lượng các tạp chí các nước của TS Ramanathan Subramaniam đến từ ĐH Giáo dục Quốc gia (Singapore)…

 

Tại chuyên đề 6 và chuyên đề 7, các nhà khoa học Hàn Quốc cũng chia sẻ hết sức sôi nổi về việc làm thế nào để xây dựng cơ sở dữ liệu văn học ngôn ngữ địa phương và đánh giá tạp chí; cần chuẩn bị những gì để chuyển đổi tạp chí ngôn ngữ địa phương thành tạp chí tiếng Anh chuẩn quốc tế…

Hội thảo và Hội nghị lần này là cơ hội để các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về cách thức biên tập cũng như gửi đăng bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Theo kế hoạch, chương trình CASE 2016 sẽ được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc). 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 115
  • Hôm nay: 35108
  • Tháng hiện tại: 294627
  • Tổng lượt truy cập: 23893501

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên