Bảo vệ cấp ĐHQG luận án tiến sĩ của NCS Phùng Mạnh Dương

Đăng lúc: Thứ ba - 09/02/2016 20:30 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 03/02, Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) tổ chức bảo vệ cấp ĐHQG luận án tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử của NCS Phùng Mạnh Dương với đề tài: “Nghiên cứu vấn đề giám sát và điều khiển robot qua mạng máy tính” do PGS.TS Trần Quang Vinh (Trường ĐHCN) hướng dẫn.
Ngày 03/02, Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) tổ chức bảo vệ cấp ĐHQG luận án tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử của NCS Phùng Mạnh Dương với đề tài: “Nghiên cứu vấn đề giám sát và điều khiển robot qua mạng máy tính” do PGS.TS Trần Quang Vinh (Trường ĐHCN) hướng dẫn.
 
Đến tham dự buổi bảo vệ có PGS.TS Trương Vũ Bằng Giang - Chủ nhiệm khoa Điện tử Viễn thông cùng với tập thể cán bộ hướng dẫn, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, bạn bè và gia đình của nghiên cứu sinh.
Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ của NCS Phùng Mạnh Dương gồm PGS.TS. Thái Quang Vinh, Viện Công nghệ Thông tin (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) - Chủ tịch Hội đồng; TS. Lê Vũ Hà, Trường ĐHCN – Thư ký Hội đồng; Các Phản biện gồm: PGS.TS. Tạ Cao Minh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; PGS.TS Đặng Ngọc Thanh- Học viện Kỹ thuật quân sự; TSKH. Đào Chí Thành-Viện Cơ học, Viện HL KH&CN VN; Các Ủy viên Hội đồng gồm: PGS.TS Nguyễn Văn Chúc - Viện Tên lửa, Viện KH&CN Quân sự và PGS.TS Phạm Mạnh Thắng - Trường ĐHCN
           .
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong việc giám sát và điều khiển robot nối mạng bao gồm định vị, điều khiển ổn định và dẫn đường. Mục tiêu của luận án là tìm ra các giải thuật mới và hiệu quả tạo cơ sở lý thuyết cho các ứng dụng thực tiễn đồng thời đóng góp và sự phát triển của robot nối mạng.
Luận án công bố 13 công trình khoa học gồm 3 bài báo đăng trên tạp chí khoa học, 10 bài đăng kỷ yếu hội nghị trong nước và quốc tế.
Kết quả đạt được của luận án bao gồm
- Xây dựng mô hình trạng thái của hệ robot nối mạng trong điều kiện bị tác động bởi độ trì trễ, sự phân phát sai thứ tự dữ liệu và sự mất mát gói tin.
- Đề xuất một giải thuật định vị mới có tên bộ lọc Kalman mở rộng với phép đo quá khứ PO-EKF cho phép định vị chính xác robot trong môi trường mạng.
- Đề xuất giải thuật điều khiển ổn định trên cơ sở lý thuyết điều khiển ổn định Lyapunov và bộ lọc dự đoán.
- Xây dựng mô hình dẫn đường theo hành vi trong đó đã kết hợp kết quả của các nghiên cứu trên với các khối hành vi khác cho phép dẫn đường cho robot nối mạng trong môi trường không biết trước.
Kết thúc buổi chấm luận án tiến sĩ của NCS Phùng Mạnh Dương, thay mặt Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng thông báo kết luận như sau
- Luận án của NCS Phùng Mạnh Dương đã đáp ứng được các yêu cầu của một luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử. Nội dung bản tóm tắt luận án phản ánh đúng nội dung luận án.
- Đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét cấp bằng Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Phùng Mạnh Dương.
Tuyết Nga (UET-News)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 35
  • Khách viếng thăm: 34
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 6572
  • Tháng hiện tại: 172436
  • Tổng lượt truy cập: 16902982

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn biết gì về NukeViet 3?

Một bộ sourcecode cho web hoàn toàn mới.

Mã nguồn mở, sử dụng miễn phí.

Sử dụng xHTML, CSS và hỗ trợ Ajax

Tất cả các ý kiến trên