Hội thảo “Thành lập Liên hiệp chia sẻ nguồn tin điện tử ngành Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật”

Đăng lúc: Thứ bảy - 19/03/2016 08:31 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 24/10/2014, tại phòng C1-222, Trường ĐHBK Hà Nội phối hợp với Công ty iGroup tổ chức Hội thảo “Thành lập Liên hiệp chia sẻ nguồn tin điện tử ngành Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật” nhằm chia sẻ nguồn tài nguyên điện tử, tài liệu học thuật chuyên ngành có chất lượng, tăng cường công tác thông tin, xây dựng mô hình liên hiệp thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng hiện nay trong xu thế tất yếu của thế giới.

Hội thảo có sự tham dự của PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội; TS Nguyễn Văn Quy – Phó Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ; ThS Hà Thị Huệ - Giám đốc Thư viện Tạ Quang Bửu và đại diện cán bộ thư viện đến từ 22 trường đại học thành viên trực thuộc Câu lạc bộ KH&CN các trường đại học kỹ thuật; ông Peter Chung – đại diện iGroup khu vực Đông Nam Á và bà Ngô Tố Hoa – đại diện iGroup tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh: “Nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên điện tử, tài liệu học thuật chuyên ngành chất lượng ngày càng cao, đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các trường đại học tại Việt Nam. Vì vậy, liên kết phát triển xây dựng Liên hiệp – Nhóm thư viện chuyên ngành để lựa chọn và bổ sung thêm nhiều nguồn tài nguyên có giá trị phục vụ cho mục đích đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển trong giáo dục là hoạt động định hướng và căn bản mà công tác đổi mới giáo dục đang hướng tới”.

 

Hội thảo được tổ chức đã tạo một diễn đàn bổ ích để các thành viên khối trường đại học kỹ thuật Việt Nam tăng cường hiểu biết, trao đổi về những lợi ích của việc thành lập Liên hiệp (Consortium) chia sẻ các nguồn tài nguyên điện tử. Trong đó, nền tảng cơ bản của Consortium là sự liên kết, chia sẻ; từ đó tận dụng và khai thác triệt để nguồn lực của mỗi thành viên một cách tối đa. Một trong những mục tiêu của việc thành lập Consortium là “Các thành viên tham gia vào Consortium sẽ được quyền truy cập và sử dụng kho dữ liệu sách, tạp chí điện tử của các nhà xuất bản nói trên với số lượng truy cập không hạn chế trong quá trình đặt mua”. 

Cũng tại Hội thảo, bà Ngô Tố Hoa đã cho thấy sự cần thiết phải thành lập và đề xuất một số mô hình Liên hiệp thư viện phù hợp với Việt Nam như liên hiệp mở, liên hiệp tập trung… dựa trên tham khảo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Ngoài ra, một số tham luận tiêu biểu được trình bày tại Hội thảo xoay quanh các chủ đề: Thực trạng và sự cấp thiết thành lập Consortium; đề xuất chính sách cung cấp ưu đãi nguồn tài liệu điện tử dùng chung cho khối các trường công nghệ - kỹ thuật Việt Nam (Vietnam STE Consortia).

“Trường ĐHBK Hà Nội, với danh nghĩa là Chủ tịch CLB các trường đại học trong khối ngành Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật mong muốn sự đồng lòng của các trường thành viên trong CLB cũng như các trường thành viên góp sức và nỗ lực xây dựng một Liên hiệp thư viện chia sẻ nguồn tin điện tử ngành Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật với mục tiêu xây dựng các trường đại học nghiên cứu và trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực thành những trung tâm nghiên cứu KH&CN hàng đầu của đất nước” - TS Nguyễn Văn Quy cho biết thêm.

Ý tưởng về việc hợp tác và liên kết giữa các thư viện thông qua việc xây dựng các liên hiệp thư viện được hình thành từ những năm 1930 và đặc biệt phát triển trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới. Theo khảo sát của Hội Thư viện Mỹ, năm 2007 (ALA) nước này có khoảng 200 Liên hiệp thư viện đang hoạt động dưới hình thức liên kết giữa các thư viện thành viên với nhau. Ở Việt Nam cũng đã có một số Liên hiệp thư viện được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, việc hợp tác giữa các thư viện ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là những bước khởi đầu.

Hoàng Anh
Ảnh: Kim Chi

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 25
  • Hôm nay: 4321
  • Tháng hiện tại: 170185
  • Tổng lượt truy cập: 16900731

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên