Hội thảo khoa học “Phổ biến e-Learning trong giáo dục đại học tại Việt Nam”

Đăng lúc: Thứ tư - 16/03/2016 22:13 - Người đăng bài viết: admin
Sáng 7/11, tại phòng 923 - Tòa nhà Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nội, Trung tâm Mạng Thông tin đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phổ biến e-Learning trong giáo dục đại học tại Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án ASEAN Cyber University (ACU Project).

Hội thảo có sự hiện diện của PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng – Trường ĐHBK Hà Nội và các khách mời gồm GS Park Jongsun – Trưởng Ban Thư ký điều hành Dự án ACU; ThS Nguyễn Sơn Hải – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Giáo dục Đào tạo; PGS Hà Quốc Trung – Giám đốc Trung tâm Tin học, Bộ Khoa học và Công nghệ; TS Trương Tiến Tùng – Phó Viện trưởng - Viện Đại học Mở Hà Nội; và đại diện các trường: Đại học Thủy Lợi, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương; cùng lãnh đạo các Viện, Trung tâm, Phòng ban, các giảng viên và cán bộ của Trường ĐHBK Hà Nội.

PGS Phạm Hoàng Lương phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS Phạm Hoàng Lương đã đánh giá cao mô hình hoạt động, những ứng dụng tích cực trong dạy và học của e-Learning tại Trường ĐHBK Hà Nội. Đồng thời, Phó Hiệu trưởng cũng cảm ơn phía Hàn Quốc đã tích cực hỗ trợ triển khai Dự án và mong muốn tiếp tục phát triển hơn nữa mô hình này trong tương lai.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe bài trình bày, chia sẻ của các diễn giả về những kinh nghiệm, sáng kiến, bài học, giải pháp liên quan đến việc phổ biến e-Learning trong giáo dục đại học tại Việt Nam như: TS Nguyễn Vũ Thắng - Phó Trưởng phòng ĐTĐH, ThS Nguyễn Hương Giang – Phó Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật, TS Lê Huy Tùng – Phó Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Trường ĐHBK Hà Nội, ThS Lại Minh Tấn - Giám đốc Trung tâm CNTT Viện ĐH Mở... Hội thảo được tổ chức với mục đích tiếp nhận ý kiến của các học giả, chuyên gia về e-Learning, những người có thể ra quyết định về việc phát triển e-Learning tại đơn vị; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển e-Learning trong giáo dục đại học tại Việt Nam.

Các vị khách mời và diễn giả chụp ảnh lưu niệm

Tháng 10 năm 2009, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 12, ý tưởng thành lập trường đại học mạng để tăng cường hợp tác trong giáo dục và đào tạo giữa các thành viên khối ASEAN đã được bàn thảo và thống nhất. Sau đó, đại diện Hàn Quốc đã trình bày dự án với chủ đề “Thiết lập trường ĐH mạng ASEAN – Hàn Quốc” bao gồm 10 nước thuộc khối ASEAN (gọi tắt là ACU Project). Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và phân tích thực tiễn của 10 nước, ASEAN và Hàn Quốc đã quyết định chọn 4 nước ban đầu là Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (gọi tắt là CLMV) để triển khai trong giai đoạn 1 của dự án. Tại Việt Nam, Dự án ACU được Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Trường ĐHBK Hà Nội - nơi có nguồn nhân lực trình độ cao, hệ thống cơ sở vật chất tốt để triển khai Dự án. Sau một thời gian chuẩn bị, Dự án đã chính thức được triển khai tại Trường ĐHBK Hà Nội vào năm 2012 sau khi đã hoàn thiện hạ tầng cơ sở gồm phòng ghi hình, phòng xây dựng bài giảng, phòng máy chủ, Trung tâm kết nối dữ liệu tập trung (HUB Center), Trung tâm đào tạo trực tuyến (e-Learning Center).

LỘ TRÌNH CỦA DỰ ÁN ACU 

* Giai đoạn 1: (2010 - 2015) Xây dựng thí điểm tại một số nước (CLMV)

- Năm 2012: Chính thức triển khai Dự án ACU tại Trường ĐHBK Hà Nội do Trung tâm Mạng thông tin điều phối.

- Năm 2013: Vận hành 02 khóa học trực tuyến (online) với hơn 200 sinh viên tham gia (01 chương trình thuộc Viện CNTT-TT ; 01 chương trình thuộc của Viện ĐT-VT)

- Năm 2014:

  • Đang vận hành 3 khóa học trực tuyến cho sinh viên Viện CNTT-TT với gần 300 sinh viên tham gia.
  • Xây dựng 3 khóa học mới (nâng tổng số khóa học trực tuyến lên 8 khóa học - thuộc về các chuyên ngành của các Viện CNTT-TT, ĐT-VT, Kinh tế Quản ký)
  • Cuối tháng 11/2014: sẽ đưa vào sử dụng MIỄN PHÍ 03 khóa học trực tuyến về “Ngôn ngữ Hàn Quốc” cho sinh viên đang theo học tại Trung tâm Ngoại ngữ - Trường ĐHBK Hà Nội.
* Giai đoạn 2: (2015 – 2020) Mở rộng dự án ra các nước thuộc khối ASEAN
  • Cung cấp và trao đổi các bài giảng trực tuyến (khóa học trực tuyến) trong CLMV, kết nạp thêm các trường ĐH khác trực thuộc CLMV;
  • Mở rộng dự án ra 10 nước thuộc khối ASEAN, tiến tới thành lập trường ĐH ảo ASEAN (ASEAN Cyber University).
* Giai đoạn 3: (2020 trở đi) Mạng lưới các trường ĐH ảo
  • Thiết lập và vận hành mạng lưới các trường ĐH ảo trong 10 nước thuộc khối ASEAN;
  • Mở rộng hoạt động trên toàn bộ khu vực của ASEAN.

Nguyễn Sáng
Ảnh: Kim Chi
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 102
  • Khách viếng thăm: 101
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 34086
  • Tháng hiện tại: 999088
  • Tổng lượt truy cập: 23444433

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên