Hội thảo Năm Tinh thể học Quốc tế năm 2014

Đăng lúc: Thứ tư - 16/03/2016 22:11 - Người đăng bài viết: admin
Để tôn vinh và quảng bá cho những đóng góp của ngành Tinh thể học, Liên đoàn Tinh thể học Quốc tế và Tổ chức UNESCO đã thống nhất chọn năm 2014 là Năm Quốc tế về Tinh thể học. Nhân dịp này, ngày 14/11, Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Năm Tinh thể học Quốc tế 2014” tại phòng 222-C1.

Tham dự Hội thảo có ông Joe Hironaka – Điều phối viên Chương trình Khoa học công nghệ, đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc tại Hà Nội (UNESCO); TS Trần Việt Hùng – Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam; TS Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Tự nhiên, Bộ Khoa học & Công nghệ; PGS Hoàng Minh Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội; lãnh đạo Viện Vật lý Kỹ thuật cùng các nhà khoa học đầu ngành và cán bộ, giảng viên Trường ĐHBK Hà Nội.

PGS Hoàng Minh Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo

Mở đầu buổi Hội thảo, PGS Hoàng Minh Sơn đã nhấn mạnh về sự ra đời của Năm Tinh thể học Quốc tế. Đồng thời, Phó Hiệu trưởng cũng mong muốn Trường ĐHBK Hà Nôi tăng sẽ cường hợp tác các hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật về lĩnh vực tinh thể học cũng như các ngành khoa học liên quan. Bên cạnh đó, PGS Hoàng Minh Sơn cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổ chức Khoa học, Giáo dục, Văn hóa của Liên hợp quốc cũng như Hội Tinh thể học Quốc tế và Hội Tinh thể học Châu Á đã hỗ trợ hiệu quả cho Hội thảo và sự phát triển của ĐHBK Hà Nội.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, ông Joe Hironaka đã trình bày bài phát biểu của TS Katherine Muller-Marin - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam. Trong đó, bà đã chú trọng vào việc nêu lên những ứng dụng và đóng góp của Tinh thể học tia X trong thực tiễn như năng lượng, y tế, khai khoảng, di sản văn hóa... Bài phát biểu đặc biệt nhấn mạnh: “Buổi Hội thảo hôm nay là một phần trong những cố gắng to lớn của Liên hiệp quốc nhằm đẩy mạnh các cuộc thảo luận và hành động về làm thế nào để khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng có thể trở thành những công cụ chủ yếu xây dựng tương lai mà chúng ta mong muốn”. Bà Katherine Muller-Marin tin tưởng rằng: “Những thảo luận tại Lễ kỷ niệm Năm Quốc tế Tinh thể học tia X năm 2014 tại Việt Nam có thể đóng góp vào xây dựng một chương trình mới về phát triển khoa học, công nghệ và được coi là một điển hình trên toàn cầu”.

 

Tại Hội thảo, các vị đại biểu còn được lắng nghe những nhà khoa học đầu ngành về Vật lý và Tinh thể học trình bày về lịch sử phát triển của Tinh thể học; ứng dụng của Tinh thể học tia X; các thành tựu trong nghiên cứu Tinh thể học ở Việt Nam...

 

Tinh thể học là ngành khoa học thực nghiệm nghiên cứu sự sắp xếp của các nguyên tử ở thể rắn. Thuật ngữ này trước đây được dùng để chỉ khoa học nghiên cứu về tinh thể.

Trước khi phát triển tinh thể học tia X, việc nghiên cứu các tinh thể chủ yếu dựa trên dạng hình học của các tinh thể. Nó liên quan đến việc đo đạc các góc và mặt của tinh thể so với các trục tinh thể theo lý thuyết (trục tinh thể học), và từ đó xác định dạng hình học của tinh thể. Để đo góc của tinh thể người ta dùng máy đo góc và vị trí của các mặt tinh thể trong không gian 3 chiều được vẽ trên lưới chiếu nổi như lưới Wulff hoặc lưới Lambert. Trên thực tế thì cực của mỗi mặt được vẽ trên lưới chiếu. Mỗi điểm này được đánh dấu một kí hiệu cùng với chỉ số Miller.

Các phương pháp tinh thể học hiện tại phụ thuộc vào việc phân tích các yếu tố nhiễu xạ phát ra từ mẫu khi chiếu các chùm tia sáng. Tia sáng không phải lúc nào cũng là bức xạ điện từ, tuy nhiên các tia X là lựa chọn phổ biến nhất. Trong một số trường hợp, người ta sử dụng điện tử hoặc neutron do nó có tính chất sóng hạt. Các nhà tinh thể học thường chỉ ra một cách rõ ràng kiểu chiếu sáng khi dùng phương pháp này như các thuật ngữ nhiễu xạ tia X, nhiễu xạ neutron và nhiễu xạ điện tử.

 
Cẩm Lệ
Ảnh: Trung Kiên
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 164
  • Khách viếng thăm: 107
  • Máy chủ tìm kiếm: 57
  • Hôm nay: 31312
  • Tháng hiện tại: 1019745
  • Tổng lượt truy cập: 23465090

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên