Trao đổi với GS Geraldine Richmond về phát triển nghề nghiệp trong ngành khoa học và công nghệ

Đăng lúc: Thứ hai - 14/03/2016 05:36 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 15/01/2015, tại phòng C1-222 Trường ĐHBK Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, GS Geraldine Richmond - Đặc phái viên khoa học công nghệ Chính phủ Hoa Kỳ đã có buổi trò chuyện với cán bộ, sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội  về chủ đề “Xây dựng khả năng nghiên cứu khoa học và lãnh đạo cho các nhà khoa học nữ” thông qua Chương trình quốc tế COACh và phát triển nghề nghiệp trong ngành khoa học công nghệ 

Tham dự buổi làm việc có: PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội; và các giảng viên nữ đến từ các Viện KTHH, KH&CN VL, CNSH&CNTP và đại diện Phòng HTQT, KHCN; về phía Hoa Kỳ, có sự hiện diện của Ông Gautham Venugopalan - Bộ Ngoại giao Mỹ; GS Supapan Seraphin - Trường ĐH Arizona; và  đại diện đến từ Ban Khoa học, môi trường, Đại sứ quán Mỹ cùng đông đảo sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội.


GS Geraldine Richmond

Mở đầu buổi làm việc, GS Richmond đã giới thiệu về COACh. COACh được thành lập từ năm 1997, gồm các chương trình quốc tế cung cấp hệ thống đào tạo chuyên nghiệp với mạng lưới hơn 12.000 nhà khoa học nữ tại Hoa Kỳ và các quốc gia đang phát triển (http://coach.uoregon.edu). Mục tiêu chính của COACh là tạo cơ hội cho những kỹ sư và nhà khoa học nữ hợp tác trong nghiên cứu và các vấn đề giáo dục. Ngoài ra, GS cũng dành thời gian thảo luận về phương thức xây dựng, tăng cường mạng lưới hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học và kỹ sư tại Việt Nam. Tại buổi trao đổi với các cán bộ nữ của Trường ĐHBK Hà Nội, GS Geraldine Richmond đã chia sẻ cách phát triển các khả năng nghiên cứu và lãnh đạo thông qua các dự án hợp tác của COACh. 

Cũng trong khuôn khổ chương trình, GS Richmond đã có cuộc trò chuyện với sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội về chủ đề: “Phát triển nghề nghiệp trong ngành khoa học và công nghệ”. GS đã đưa ra bí quyết giúp những sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, từ đó tìm kiếm được việc làm thích hợp… Đồng thời, GS cũng chỉ ra một số điều nên tránh khi viết CV xin việc và phỏng vấn như: không nên trả lời đơn giản, tránh im lặng và dùng khẩu ngữ… Trong buổi trò chuyện, GS cũng dành thời gian để giải đáp thắc mắc của sinh viên liên quan đến cách thức viết thư xin việc chuyên nghiệp, cách tạo CV trên mạng internet (đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ) nhằm nâng cao thế mạnh của bản thân và các cơ hội nghề nghiệp.

GS Richmond đã có cuộc trò chuyện với sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội

GS đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa COACh với Trường ĐHBK Hà Nội và mong muốn Chương trình COACh sẽ góp phần thúc đẩy mạng lưới kết nối giữa các nhà khoa học nữ trong các trường ĐH tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam thời gian tới.

GS Geraldine Richmond- Trưởng khoa Hóa, trường Đại học Oregon và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ. Đồng thời, GS còn là Nhà Hóa học – tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về sản phẩm năng lượng, khoa học bề mặt phân tử sinh học...

GS là người sáng lập và chủ tịch của của COACh - một tổ chức tại Hoa Kỳ, hoạt động nhằm tăng cường sự thành công trong khoa học và khả năng lãnh đạo của các kỹ sư và nhà khoa học nữ.

GS Richmond nhận trọng trách làm đặc phái viên khoa học của Hoa Kỳ từ năm 2015. GS đến thăm và làm việc tại Thái Lan, Việt Nam từ ngày 4/1 đến ngày 21/1/2015 nhằm hỗ trợ Tổng thống  Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác khoa học và giáo dục trên toàn cầu.

 
Hoàng Anh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 121
  • Khách viếng thăm: 120
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 23920
  • Tháng hiện tại: 1041812
  • Tổng lượt truy cập: 23487157

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên