Trường ĐH đầu tiên tại Việt Nam có thư viện tham gia mạng lưới OCLC

Đăng lúc: Thứ ba - 08/03/2016 20:21 - Người đăng bài viết: admin
“Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nội là đơn vị đầu tiên của Việt Nam tham gia cùng 170.000 thư viện trên thế giới vào Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến (Online Computer Library Center - OCLC) với tư cách tham dự viên, từ đó sẽ tham gia chính thức và tạo thuận lợi cho các thư viện khác cùng tham gia mạng lưới” – ông Phạm Thế Khang, Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam phát biểu tại Lễ ký kết tham gia mạng lưới OCLC do Thư viện Tạ Quang Bửu và Công ty IDT ( đối tác ủy quyền duy nhất của OCLC tại Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 21/08/2015, tại Trường ĐHBK Hà Nội.
Tham dự Lễ kí kết có sự hiện diện của TS Vũ Dương Thúy Ngà - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Dương Đình Hòa - Giám đốc Công ty IDT; ông Phạm Thế Khang - Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam; TS Nguyễn Huy Chương – Chủ tịch Liên hiệp thư viện khu vực phía Bắc; Giám đốc Thư viện các trường đại học: ĐH Quốc gia, ĐH Kiến trúc, ĐH Thủy lợi, ĐH Văn hóa, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn; Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ... Về phía Trường ĐHBK Hà Nội có PGS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng, GS Đinh Văn Phong - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ, TS Lê Huy Tùng - Phó giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng, ThS Hà Thị Huệ - Giám đốc Thư viện cùng toàn thể cán bộ viên chức Thư viện Tạ Quang Bửu tham dự.

PGS Phạm Hoàng Lương và ông Dương Đình Hòa ký kết Biên bản thỏa thuận
Mở đẩu buổi Lễ, PGS Phạm Hoàng Lương và ông Dương Đình Hòa đã chính thức ký kết Bản thỏa thuận tham gia mạng lưới OCLC với tư cách tham dự viên sau khi hoàn tất quá trình thảo luận tại hai Hội thảo: “OCLC - Kết nối với mạng thư viện toàn cầu” ngày 20/03/2015 và “OCLC - Lợi ích và Quy trình tham gia mạng lưới mạng thư viện toàn cầu” ngày 05/06/2015. Hai bên hi vọng, việc ký kết biên bản tham gia mạng lưới OCLC lần này sẽ thúc đẩy sự kết nối, hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên học liệu thông qua mạng lưới toàn cầu theo xu hướng ngày càng đa dạng và phong phú hơn về nội dung thông tin, đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của Trường ĐHBK Hà Nội nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Phát biểu sau khi Bản thỏa thuận được ký kết, PGS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh: “Trường ĐHBK Hà Nội cam kết thực hiện đúng quy trình và trách nhiệm với tư cách là tham dự viên của OCLC, đồng thời đáp ứng đầy đủ yêu cầu để trở thành thành viên OCLC. Trường sẽ nhân rộng chia sẻ những kết quả ban đầu trong việc tham gia mạng lưới OCLC để các trường ĐH trong cả nước nghiên cứu, góp phần tạo tiếng nói chung của các trường ĐH tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn”. PGS cũng cho biết, để làm được điều đó, Trường sẽ quan tâm và tạo điều kiện nâng cao nguồn học liệu theo các tiêu chuẩn chung, đáp ứng chất lượng giáo dục Đại học.

Các đại biểu tham gia thảo luận, trao đổi tại Hội thảo
Theo TS Vũ Dương Thúy Ngà, bản thỏa được thuận ký kết sẽ tạo điều kiện cho thư viện các trường ĐH tại Việt Nam tham gia với số lượng ngày càng đông đảo, tạo nên cộng đồng theo khu vực, nhóm; từ đó hình thành các tổ chức kết hợp chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin toàn cầu, tạo nên hiệu quả sâu rộng của việc tham gia OCLC.
Tại Lễ ký kết, các đại biểu tập đã trung thảo luận về định hướng thành lập Nhóm các Thư viện Việt Nam tham gia OCLC nhằm chia sẻ kinh nghiệm cũng như lợi ích hợp tác và chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, đại diện Công ty IDT cũng giới thiệu sản phẩm và chương trình dùng thử phần mềm xác thực người dùng và truy cập CSDL từ xa EZproxy và phần mềm quản lý bộ sưu tập số CONTENTdm.
Hoàng Anh
Ảnh: Trung Kiên
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 49
  • Khách viếng thăm: 45
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 12785
  • Tháng hiện tại: 416447
  • Tổng lượt truy cập: 17542632

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên