GS Lưu Lệ Hằng: Tiểu hành tinh mang tên phụ nữ Việt

Đăng lúc: Thứ ba - 08/03/2016 20:32 - Người đăng bài viết: admin
Chiều 24/7, tại Hội trường tầng 10, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nội, hàng trăm học sinh THPT, sinh viên, cán bộ, giảng viên và những người yêu thích thiên văn học đã có buổi gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với GS Lưu Lệ Hằng – một trong những nhà thiên văn học người Mỹ gốc Việt nổi tiếng gắn liền với tiểu hành tinh mang tên bà.

Tại buổi gặp gỡ, GS Lưu Lệ Hằng đã cung cấp cho những người tham dự nhiều kiến thức thú vị xoay quanh việc hình thành các hành tinh, những thiết bị sơ khai và hiện đại giúp ích trong việc khám phá vũ trụ bao la và đặc biệt là ý nghĩa của việc phát hiện vành đai Kuiper.

 

GS cho biết, những năm 1943 - 1951, hai nhà khoa học Kenneth Edgeworth và Gerard Kuiper đã đưa ra giả thuyết rằng hệ Mặt trời không kết thúc ở Hải Vương tinh mà ngay rìa của hệ Mặt trời còn có một vành đai các tiểu hành tinh.

GS Lưu Lệ Hằng với "cách nhìn mới về hệ Mặt trời"

Sau nhiều năm quan sát bằng kính viễn vọng của Đại học Harvard đặt tại Mauna Kea (Hawaii), GS và người thầy của mình là GS David Jewitt đã tìm thấy những thiên thể đầu tiên trong vành đai Kuiper và phát hiện ra thêm nhiều thiên thể khác thuộc vành đai này. GS Lưu Lệ Hằng cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương hệ trong vành đai Kuiper giống như Diêm Vương tinh vậy... Khám phá này làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì”. Chính công trình định danh các vật thể ngoài Hải Vương tinh của hai nhà khoa học này đã được nhận Giải thưởng Shaw và Giải thưởng Kavli. Đây là hai giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực thiên văn học. Để vinh danh những đóng góp xuất sắc của GS, tên của cô đã được đặt tên cho tiểu hành tinh 5430 Lưu.

Các học sinh, sinh viên chăm chú lắng nghe bài thuyết trình của GS Lưu Lệ Hằng

Ngay khi bài thuyết trình kết thúc, đã có nhiều giảng viên, sinh viên, học sinh đặt câu hỏi với GS để tiếp cận, tìm hiểu cách nhìn mới về hệ Mặt trời. GS Lưu Lệ Hằng đã nhiệt tình giải đáp và cung cấp nhiều kiến thức thú vị về thiên văn học cho những người tham dự.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 150
  • Khách viếng thăm: 149
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 45255
  • Tháng hiện tại: 182552
  • Tổng lượt truy cập: 23781426

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên