Ký kết văn bản hợp tác với Học viện Mỏ - Luyện kim KRAKOW

Đăng lúc: Thứ tư - 13/04/2016 04:57 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 22/11/2010 tại phòng Hội thảo C1, GS.TS Nguyễn Trọng Giảng -  Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiếp Đoàn đại biểu Học viện Mỏ - Luyện kim KRAKOW  Ba Lan do GS.TSKH Antoni Tajidus - Hiệu trưởng và GS.TSKH Jery Lís –Phó Hiệu trưởng dẫn đầu đến thăm trường. Tham gia đoàn còn có GS.TS Võ Chí Mỹ đến từ Trường Đại học Mỏ - Địa chất; PGS.TS Nguyễn Văn Giảng từ Viện KHCN Vật liệu; ông Hồ Chí Hưng –Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ba Lan. Tiếp đoàn cùng với Hiệu trưởng có đại diện lãnh đạo phòng Hợp tác Quốc tế, phòng Khoa học- Công nghệ và Khoa Khoa học & Công nghệ Vật liệu.
 
Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi thân tình và cởi mở về thành tựu và hướng đi chính của hai trường trong những năm qua, hiện tại và trong tương lai. Đặc biệt là những cơ hội hợp tác sẽ được mở ra trong thời gian tới giữa 2 cơ sở đào tạo lớn. Học viện Krakow là trường Đại học lớn nhất của Ba Lan, có bề dầy truyền thống gần 100 năm (thành lập năm 1912), đầu tiên đào tạo kỹ sư mỏ, sau đó mở rộng sang luyện kim và bây giờ đang đào tạo đa ngành đa lĩnh vực. Mạnh nhất là ngành đúc (nơi duy nhất đào tạo kỹ sư cho cả Liên minh Châu Âu EU) và vật liệu gốm sứ.
 
 
 
Hai Hiệu trưởng nhận thấy giữa 2 trường có nhiều điểm tương đồng -  ĐHBK Hà Nội cũng là nơi duy nhất đào tạo kỹ sư ngành đúc ở Việt Nam. Đội ngũ giảng viên ở 2 trường cùng đang được trẻ hóa, với độ tuổi bình quân 38 - 40. Học viện Krakow được EU cấp cho nhiều ngân sách. Trường có khoảng 500 phòng thí nghiệm trong đó có những PTN lớn, hợp tác với 250 công ty công nghiệp trên toàn thế giới và 50% nguồn kinh phí do các công ty này tài trợ. Đã có gơn 500 kỹ sư Việt Nam tốt nghiệp tại học viện , tuy nhiên những năm gần đây ít hơn. Do vậy, việc trao đổi sinh viên giữa 2 trường là rất quan trọng. Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội cho rằng: song song với việc trao đổi sinh viên, rất mong lực lượng nghiên cứu trẻsẽ được đào tạo, giao lưu với các nền khoa học công nghệ tiên tiến. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy, việc thành lập các Trung tâm nghiên cứu hỗn hợp cũng đã tỏ ra rất có hiệu quả. Ngoài ra còn hình thức hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thư…
 
Hiệu trưởng Học viện Krakow cho biết hiện nay ở châu Âu có 2 hướng nghiên cứu quan trọng:Năng lượng và Vật liệu, được EU cấp khá nhiều ngân sách (khoảng 120 triệu euro/năm). EU đã chọn được 6 trường Đại học và trường chúng tôi là 1 trong số đó. Các trường này tập trung thành một Trung tâm nghiên cứu Năng lượng Châu Âu. Các nhà nghiên cứu trẻ và sinh viên Bách Khoa Hà Nội có thể tham gia vào các dự án ở đây. Một vấn đề quan trọng nữa là đào tạo lại cán bộ. Đội ngũ GS của chúng tôi đông nhất Ba Lan(khoảng 500 GS). Tôi cũng là Chủ tịch Hội đồng các Đại học Kỹ thuật ở Ba Lan nên có thể làm cầu nối với các trường khác nữa. Một ngành mới của chúng tôi là Vật liệu Y sinh, chúng ta có thể cùng trao đổi về ngành này…
 
Sau Lễ ký kết văn bản hợp tác, đoàn đại biểu Học viện Krakow đã đi thăm một số cơ sở trong trường.   
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 87
  • Khách viếng thăm: 43
  • Máy chủ tìm kiếm: 44
  • Hôm nay: 15561
  • Tháng hiện tại: 304410
  • Tổng lượt truy cập: 17430595

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn biết gì về NukeViet 3?

Một bộ sourcecode cho web hoàn toàn mới.

Mã nguồn mở, sử dụng miễn phí.

Sử dụng xHTML, CSS và hỗ trợ Ajax

Tất cả các ý kiến trên