Lợi ích từ việc tham gia mạng lưới thư viện toàn cầu OCLC

Đăng lúc: Thứ hai - 14/03/2016 04:25 - Người đăng bài viết: admin
Khi tham gia là thành viên của OCLC, thư viện sẽ nhận được nhiều lợi ích như: truy cập vào nguồn tài liệu quý hiếm; tham gia và sử dụng Worldcat cũng như các sản phẩm phần mềm, dịch vụ thư viện của OCLC và tham gia kết nối mạng lưới thư viện toàn cầu… Đó là một trong những chủ đề chính được đề cập tại Hội thảo “OCLC – Lợi ích và Quy trình tham gia mạng lưới mạng thư viện toàn cầu” do Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nội phối hợp với Công ty IDT (là đối tác ủy quyền duy nhất của Trung tâm thư viện kết nối máy tính (Online Computer Library Center, OCLC) tại Việt Nam và Liên chi hội Thư viện đại học khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 05/06/2015 tại Trường ĐHBK Hà Nội.
Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của: TS Vũ Dương Thúy Ngà - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Dương Đình Hòa - Giám đốc Công ty IDT; ông Phạm Thế Khang - Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam; Giám đốc Trung tâm Thư viện Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học Xã hội; Giám đốc Thư viện các trường đại học: Đại học Kiến trúc, Đại học Thủy lợi, Đại học Kinh tế Quốc dân... cùng gần 100 đại biểu là các lãnh đạo, cán bộ đến từ các thư viện khối công cộng và các trường đại học trong cả nước. Về phía Trường ĐHBK Hà Nội có: PGS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng, ThS Hà Thị Huệ - Giám đốc Thư viện cùng toàn thể cán bộ viên chức Thư viện Tạ Quang Bửu tham dự.

PGS Phạm Hoàng Lương phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, PGS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh: “Trong những năm qua, việc chia sẻ và khai thác quản trị các nguồn thông tin học liệu thư viện phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là vấn đề được các viện nghiên cứu, trường ĐH, trong đó có Trường ĐHBK Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong các tổ chức liên kết với Trường nhằm hỗ trợ thư viện khai thác nguồn tài liệu, chia sẻ và truy cập vào nguồn tài liệu quý hiếm của mạng lưới thư viện trên toàn cầu, OCLC được coi là đơn vị cung cấp dịch vụ, giải pháp hiệu quả để chia sẻ thông tin trong thư viện với quy mô lớn, kết nối mạng lưới thư viện trên toàn cầu”.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thuyết trình, thảo luận về lợi ích của OLCC, quy trình trở thành thành viên OCLC và các điều kiện liên quan, lộ trình chuẩn bị để có thể trở thành thành viên OCLC. Cụ thể về quy trình, “Bất cứ thư viện nào cũng có thể đăng ký làm thành viên OCLC mà không mất một khoản hội phí nào” – ông Thế Anh, đại diện công ty IDT nhấn mạnh – “Tuy nhiên khi làm thành viên của OCLC cần 2 yêu cầu: thứ nhất, các thư viện phải tham gia biên mục và đóng góp biểu ghi vào cơ sở dữ liệu mục lục WorldCat (Mục lục liên hợp trực tuyến của OCLC) để cùng xây dựng mục lục liên hợp lớn nhất thế giới; thứ hai, phải sử dụng dịch vụ biên mục trên WorldCat”.
Để trở thành viên của OLCL, các thư viện phải trải qua 3 bước: Bước 1: Hoàn thành bản thỏa thuận được OCLC cung cấp; bước 2: chọn gói dữ liệu tải lên WorldCat, bao gồm các thông tin về số lượng biểu ghi hiện có và thanh toán chi phí dựa trên số lượng biểu ghi đã xác định; bước 3: kiểm tra biểu ghi mẫu và hiệu chỉnh theo yêu cầu của OCLC, cài đặt và tải biểu ghi của thư viện lên WorldCat và chuyên gia OCLC đào tạo cho thư viện viên sử dụng dịch vụ biên mục.



Tại Việt Nam OCLC đã triển khai một số sản phẩm dịch vụ như: Mục lục liên hợp lớn nhất thế giới Worldcat (mảng CSDL) bao gồm trên 330 triệu biểu ghi thư mục; gần 2 tỷ điểm vốn tài liệu từ hàng chục nghìn thư viện trên thế giới cùng xây dựng và đóng góp tài nguyên; phần mềm thư viện thế hệ mới WorldShare Management Services WMS; phần mềm quản lý các bộ sưu tập số Contentdm; phần mềm quản lý truy cập và xác định người dùng từ xa Ezproxy, các dịch vụ liên quan đến khun phân loại thập phân Dewey Dewey Service…
Tại Hội thảo, ngoài việc được tìm hiểu chi tiết về OCLC, các đại biểu còn đề xuất giải pháp hợp tác, chia sẻ nhằm giảm chi phí đầu tư cho việc phát triển nguồn lực thông tin từ các đơn vị cũng như thảo luận chi tiết hơn về cách thức tham gia cũng như những chính sách mà OCLC hỗ trợ cho các thư viện Việt Nam.
Được thành lập năm 1967, Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến - OCLC (Online Computer Library Center) là một tổ chức phi chính phủ (NGO), nghiên cứu và dịch vụ thư viện phi lợi nhuận (NPO), là tổ chức thành viên thư viện lớn nhất thế giới với mạng lưới thư viện toàn cầu gồm 70.000 thư viện tại 170 quốc gia. Hiện OCLC là tổ chức thành viên thư viện lớn nhất thế giới có 1.200 nhân viên trên toàn thế giới, 9 văn phòng đại diện.
8 lợi ích chính khi thư viện tham gia là thành viên của OCLC:
- Có quyền kết nối với mạng lưới thư viện toàn cầu;
- Tham gia và sử dụng Worldcat;
- Tiêu chuẩn hóa và quốc tế hóa các quy trình nghiệp vụ;
- Nâng cao sự hiện diện của thư viện lên quy mô toàn cầu cũng như giới thiệu văn hóa địa phương/quốc gia tới bạn đọc quốc tế thông qua bộ sưu tập của thư viện;
 - Truy cập vào các nguồn tài liệu quý hiếm và có giá trị cao do các thư viện thành viên của OCLC nắm giữ và chia sẻ ;
- Giảm thiểu chi phí;
- Hướng tới sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của OCLC, đồng thời thư viện có thể tham gia dịch vụ mượn liên thư viện của OCLC để có thể mượn tài liệu từ các thư viện khác trên thế giới và cho các thư viện khác mượn tài liệu của mình.

 Hoàng Anh
Ảnh: Trung Kiên

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 46
  • Khách viếng thăm: 43
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 13624
  • Tháng hiện tại: 269717
  • Tổng lượt truy cập: 17395902

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên