GIÁO DỤC CÀ MAU TRONG THỜI KỲ SAU GIẢI PHÓNG (1997-2010)

Đăng lúc: Chủ nhật - 15/11/2015 22:50 - Người đăng bài viết: admin
Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, từ khi tỉnh Cà Mau được tái lập (1997) đến (2010) giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau đã vượt qua nhiều khó khăn, khắc phục được tình trạng yếu kém và có sự phát triển mạnh cả về cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, quy mô học sinh, giáo viên và chất lượng, hiệu quả giáo dục;đánh dấu một giai đoạn phát triển mới,
 1. Đối với giáo dục mầm non
Bảng thống kê quy mô phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 1997 - 2010
Đơn vị: người
Năm 1997-1998 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
Số trẻ nhà trẻ 532 633 799 1.023 1.215 1.116 1.138 1.274 1.296 1.346
Số trẻ MG 14914 17.468 17.529 19.287 19.133 21.702 24.181 25.268 26.548 27.993
Tổng cộng: 15446 18.101 18.328 20.310 20.348 22.818 25.319 26.542 27.844 29.339
Trẻ MG 5 tuổi   12.317 12.269 13.566 11.708 13.849 13.159 15.208 16.631 17.817
Đối với giáo dục mầm non số trẻ đến trường lớp ngày càng tăng. Năm học 1997-1998 chỉ có 13.220 cháu đến năm học 2001-2002 tăng lên 18.101 trẻ, chiếm tỉ lệ 15,64%, đến năm học 2004-2005 tiếp tục tăng lên 20.348 trẻ (26,79%) và đến tháng 9/2010 đã đạt 29.339 trẻ (24,45%) so với tổng số trẻ  trong độ tuổi.
Hầu hết các huyện (thành phố) trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực để huy động trẻ em 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, tạo điều kiện để phổ cập giáo dục tiểu học. Ngoài các lớp mẫu giáo 5 tuổi đang học chương trình hoàn chỉnh còn có nhiều hình thức học cho trẻ. Sự đa dạng về hình thức tổ chức của giáo dục mầm non đã tạo cơ hội phát triển cho trẻ em ở vùng sâu, vùng khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ vào học lớp 1 phổ thông, góp phần trực tiếp làm giảm tỉ lệ bỏ học củahọc sinh tiểu học. Tuy nhiên, so với cả nước và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ trẻ em đến trường lớp mầm non ở tỉnh Cà Mau còn rất thấp.
Bảng thống kê các loại hình trường mầm non giai đoạn 1997-2010
Trường 1997-1998 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
Công lập 25 31 36 40 44 53 61 66 74 84
Dân lập 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Tư thục 2 2 2 2 2 2 2 3 6 8
Tổng số 28 34 39 43 47 56 64 70 81 93
Mạng lưới trường lớp mầm non phát triển khá nhanh, năm học 2001 – 2002 có 34 trường đến năm học 2009-2010 tăng lên là 93 trường.
Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu trẻ em ít có cơ hội được hưởng sự chăm sóc giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non. Lý do là ở các xã này có nhiều khó khăn về giao thông, người dân có mức thu nhập bình quân thấp. Đến cuối năm học 2009-2010, cả tỉnh còn 21/101 xã, chưa có trường mầm non.
 
 
Bảng thống kê số lượng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non giai đoạn 1997-2010
Năm 1997-1998 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
CBQL 49 65 74 70 82 87 108 115 130 153
Giáo viên 525 539 543 595 590 743 834 808 916 1.122
Về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý bậc học mầm non cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng:
- Năm học 1997-1998 có 525 giáo viên đến năm học 2001-2002 có 539 giáo viên với 88,9% đạt chuẩn, 1,67% trên chuẩn và đến năm học 2009-2010  đã có 1.122 giáo viên với 91,98% đạt chuẩn; 43,34% trên chuẩn. Số giáo viên tăng hàng năm nhưng vẫn chưa đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp theo nhu cầu nuôi dạy, nhất là ở các huyện vùng sâu, vùng xa  như: Ngọc Hiển, Phú Tân, Đầm Dơi, U Minh, Trần Văn Thời…
Trường, lớp; bàn ghế, sân chơi, đồ chơi cho trẻ và đồ dùng để thực hiện nhiệm vụ nuôi và dạy học cho cô và cháu; nguồn nước sạch và công trình vệ sinh; môi trường cây cảnh, tường bao, biển trường đã được quan tâm đầu tư và phát huy tác dụng tốt; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục mầm non ngày càng được chú trọng; mạng lưới trường ngoài công lập phát triển nhanh. Năm học 1997-1998 toàn tỉnh chỉ có 03 trường mẫu giáo ngoài công lập đến năm 2010 đã có 10 trường với 3278 cháu chiếm 11,17% trong tổng số cháu mẫu giáo toàn tỉnh.
Việc đổi mới hình thức giáo dục trẻ đã kéo theo sự thay đổi trong bố trí môi trường học tập cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tập, sáng tạo theo trình độ và khả năng của mỗi cá nhân trẻ, đã mang lại sự khởi sắc và tạo chất lượng mới cho giáo dục mầm non 
2. Đối với giáo dục tiểu học
Quy mô phát triển trường lớp, đội ngũ giáo viên và học sinh tiểu học giai đoạn 1997-2010 có rất nhiều biến động tăng, giảm đáng kể; nhưng cũng có những bước tiến bộ rõ nét, cụ thể như sau:
- Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 262 trường tiểu học được phân bố khắp 101 xã, phường, thị trấn, bình quân mỗi xã (phường, thị trấn) có từ 2 đến 3 trường tiểu học, tăng 66 trường so với năm học 1997-1998, tăng 27 trường so với năm học 2000-2001.
          - Về số lượng học sinh đã có sự tăng giảm như từ năm 1997 đến năm 2000 giảm 11241 học sinh, từ năm 2000 đến năm 2008 tiếp tục giảm thêm 67745 học sinh ; theo đó số lớp cũng giảm tương ứng từ 6239 lớp (năm 2000) xuống còn 4687 lớp (năm 2008); nhưng từ năm 2008 đến năm 2010 thì học sinh đến trường lại tăng và tỷ lệ bỏ học cũng giảm theo từng năm. Đây là tình hình chung của cả nước, nguyên nhân chính là do thực hiện tốt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và học sinh trong độ tuổi giảm.
Bảng thống kê tình hình qui mô phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học giai đoạn 1997-2010
TT Năm học TS
Trường
TS
Lớp
TS
Học sinh
Tỉ lệ HS
bỏ học
Bình quân HS/lớp
1 1997-1998 196 6252 191.393 1,41 30,6
2 2000 - 2001 235 6.239 180.152 4,17 28,8
3 2001 - 2002 251 6.097 167.845 3,76 27,5
4 2002 - 2003 257 6.008 154.669 4,47 25,7
5 2003 - 2004 259 5.761 137.742 2,71 23,9
6 2004 - 2005 261 4.916 125.983 2,94 25,6
7 2005 - 2006 259 4.700 116.808 2,3 24,8
8 2006 - 2007 259 4.699 113.270 2,81 24,1
9 2007 - 2008 260 4.687 112.307 1,88 23,9
10 2008 - 2009 261 4.755 113.906 2,29 23,9
11 2009 - 2010 262 4.839 120.239 1,29 24,6
 
Tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp giai đoạn 1997-2010 dao động từ thiếu rồi thừa và thiếu thừa cục bộ trong khoảng định mức 1,05 đến 1,28 giáo viên/lớp. Năm 1997 có 5669 giáo viên, tỉ lệ 0,97 giáo viên/lớp; năm 2001 có 6689 giáo viên, tỉ lệ 1,1 giáo viên/lớp đến  năm 2010 có 6266 giáo viên nữ chiếm 55,2%.
          - Về trình độ chuyên môn: Đã có nhiều tiến bộ năm 1997 có 66,98% giáo viên đạt chuẩn đến năm 2010 có 99,7%, năm 2010 giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học 1541/6266 giáo viên (chiếm tỷ lệ 24,6%), số giáo viên có trình độ dưới chuẩn đào tạo chỉ còn 20/6266 giáo viên (chiếm tỷ lệ 0,3%).
          Về chất lượng giảng dạy của giáo viên tiểu học cũng luôn được cải thiện và phát triển. Đến năm 2010 số giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện đến cấp quốc gia là 983/6266 giáo viên (đạt tỷ lệ 15,7%), cấp trường là 1863/6266 giáo viên(đạt tỷ lệ 29,7%). Tuy nhiên, số giáo viên xếp loại trung bình và yếu vẫn còn nhiều 3535/6266 giáo viên (chiếm tỷ lệ 56,4%).
 
 
Bảng thống kê kết quả huy động và hoàn thành chương trình tiểu học giai đoạn 2000-2010
TT Năm học Huy động
trẻ 6 tuổi
vào lớp 1 (%)
Hoàn thành CTTH (%)
(11-14 tuổi)
Hoàn thành
CTTH (%)
(độ tuổi 11)
Hiệu quả đào tạo
(%)
1 2000-2001 96,4 98,10 68,7 63,5
2 2001-2002 97,0 98,52 70,2 64,7
3 2002-2003 97,2 98,06 74,65 67,6
4 2003-2004 97,3 98,65 78,7 68,2
5 2004-2005 97,4 98,07 80,1 69,7
6 2005-2006 97,5 98,75 82,3 70,5
7 2006-2007 97,6 98,08 83,5 72,2
8 2007-2008 97,7 99,02 87,5 75,8
9 2008-2009 97,8 99,07 88,7 78,5
10 2009-2010 97,6 99,34 89,9 80,46
                                                                                            
Năm 1998 tỉnh Cà Mau đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học và được duy trì tốt suốt giai đoạn 1998-2010. Năm học 2001-2002 chỉ có 02 xã, phường của thành phố Cà Mau đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nhưng đến năm 2008 tỉnh Cà Mau đã được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập GDTH ĐDT.
3. Đối với giáo dục Trung học
Bảng thống kê quy mô phát triển trường lớp, học sinh trung học cơ sở giai đoạn 1997-2010
  Cấp
 
Năm học
THCS
Số trường Số lớp Số học sinh
TS CL NCL TS CL NCL TS CL NCL
1997-1998 68 68 0 1309 1309 0 56968 56968 0
2000-2001 88 88 0 1741 1741 0 76433 76433 0
2001-2002 88 88 0 1908 1908 0 81131 81131 0
2002-2003 89 88 1 2007 1999 8 82751 82542 209
2003-2004 95 94 1 2035 2027 8 83947 83682 265
2004-2005 99 98 1 2011 2003 8 82808 83514 294
2005-2006 102 101 1 1965 1957 8 78892 78627 265
2006-2007 105 104 1 1916 1908 8 74929 74652 277
2007-2008 107 106 1 1836 1828 8 67701 67423 278
2008-2009 107 106 1 1762 1754 8 62978 62664 314
2009-2010 106 105 1 1684 1676 8 58447 58139 308
 
 
 
Bảng thống kê quy mô trường lớp, học sinh trung học phổ thông giai đoạn 1997-2010
Cấp
 
Năm học
THPT
Số trường Số lớp Số học sinh
TS CL NCL TS CL NCL TS CL NCL
1997-1998 16 11 5 170 95 75 9719 5726 3993
2000-2001 17 11 6 424 256 168 20410 12055 8355
2001-2002 19 13 6 481 283 198 22993 13682 9311
2002-2003 22 15 7 520 310 210 24159 14785 9371
2003-2004 23 16 7 551 337 214 25144 15729 9415
2004-2005 23 16 7 579 364 215 27020 17138 9882
2005-2006 23 16 7 608 387 221 29408 18836 10572
2006-2007 26 19 7 630 413 217 29710 19617 10093
2007-2008 27 23 4 634 489 145 27999 20905 7094
2008-2009 28 24 4 620 480 140 26277 19779 6498
2009-2010 29 25 4 605 466 139 25269 18996 6273
Ghi chú: CL: Công lập - NCL: Ngoài công lập
Bảng thống kê số lượng trường trung học phổ thông phân bố các huyện, thành phố giai đoạn 1997-2010
Trường
Huyện, TP
1997-1998 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
TP Cà Mau 5 5 6 7 7 7 7 7 8 8 8
Cái Nước 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3
Đầm Dơi 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3
Năm Căn 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Ngọc Hiển 0 0 0 0 0 0 0 1 1 2 2
Phú Tân 0 0 0 1 1 1 1 2 2 2 2
Thới Bình 1 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3
Trần Văn Thời 2 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4
U Minh 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3
Tổng cộng 13 17 19 22 23 23 23 26 27 28 29
Quy mô trường, lớp, hs nhìn cả giai đoạn 1997-2010 có tăng lên từ số lượng hs THCS, năm 1997 toàn tỉnh có 68 trường THCS với 56968 học sinh, 16 trường THPT với 9464 học sinh; năm 2000 đã có 88 trường trung học cơ sở 76.433 học sinh và 17 trường trung học phổ thông với 20410 học sinh. Đến năm học 2010, số trường trung học cơ sở lên đến 106 trường với 58447 học sinh và cấp trung học phổ thông đã có 29 trường với 25.269 học sinh. Tất cả các huyện, thành phố đều có các trường trung học phổ thông, có huyện có đến 4 trường trung học phổ thông, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Số lượng học sinh cấp trung học cơ sở đến năm 2004-2005 tăng nhưng từ năm học 2005-2006 có chiều hướng giảm do số học sinh tiểu học giảm. Nếu so với năm học 2000-2001 thì học sinh cấp trung học cơ sở giảm 18294 học sinh, cấp trung học phổ thông  tăng 4859 học sinh, việc huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 (năm học 2009-2010 đạt 98,4% so với năm học 2000-2001 tăng 8,4%) và học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 (năm học 2009-2010 đạt 89,03% so với năm học 2000-2001 tăng 10,03%).
Bảng thống kê trình độ và tỉ lệ giáo viên/lớp cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông giai đoạn 1997-2010
Cấp
Năm học
THCS THPT
Tổng số Tỉ lệ GV/lớp Tỉ lệ %
 GV đạt chuẩn trở lên
Tổng số Tỉ lệ GV/lớp Tỉ lệ %
GV đạt chuẩn trở lên
1997-1998 1186 1,05 76,23 222 1,3 98,0
2000-2001 2.043 1,17 70,10 379 0,89 98,10
2001-2002 2.980 1,58 76,15 584 1,38 98,29
2002-2003 3.095 1,54 77,30 662 1,4 98,3
2003-2004 3.578 1,76 80,10 804 1,50 98,5
2004-2005 3.519 1,9 81,20 884 1,55 98,61
2005-2006 3.700 1,93 83,97 901 1,7 98,5
2006-2007 3.703 1,95 90,10 1.157 1,84 98,7
2007-2008 3.873 2,10 92,50 1.263 1,99 99,1
2008-2009 4.057 2,30 92,50 1.353 2,18 99,2
2009-2010 4.122 2,38 92,66 1.395 2,30 99,43
 
- Giáo viên trung học cơ sở đến năm học 2009-2010 tăng 2066 giáo viên, trung học phổ thông tăng 1014 so với năm học 2000-2001.
- Tỉ lệ giáo viên/lớp cấp trung học cơ sở trong năm học 2000-2001 là 1,17; năm học 2004-2005 là 1,90 thì đến năm học 2009-2010 là 2,38 so với định mức thừa giáo viên. Cấp trung học phổ thông trong năm học 2000-2001 là 0,89; năm học 2004-2005 là 1,55 và đến đầu năm học 2009-2010 là 2,3 giáo viên/lớp, so với định mức gần đảm bảo theo yêu cầu.
- Năm học 2000-2001 giáo viên đạt chuẩn cấp trung học cơ sở là 70,10% và cấp trung học phổ thông là 98,10% thì đến năm học 2009-2010 chất lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đã tăng lên đáng kể, cấp trung học cơ sở là 92,66% (trong đó có 22,11% trên chuẩn) và cấp trung học phổ thông là 99,43% (trong đó có 1,56% giáo viên trên chuẩn).
Bảng thống kê chất lượng xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh cấp trung học cơ sở giai đoạn 1997-2010
Xếp loại
Năm học
Hạnh kiểm (%) Học lực (%)
Tốt Khá T.Bình Yếu Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
1997-1998 50,36 39,90 8,96 0,78 1,64 15,27 62,63 19,14 1,3
2000-2001 65,59 30,18 4,10 0,12 2,49 24,24 61,76 11,14 0,38
2001-2002 67,78 27,88 4,16 0,18 3,35 27,55 58,01 10,58 0,51
2002-2003 69,63 26,32 3,89 0,16 2,60 22,94 60,86 13,15 0,44
2003-2004 71,97 24,52 3,40 0,11 2,68 24,05 62,34 10,68 0,25
2004-2005 70,36 25,18 4,27 0,19 2,64 22,81 61,65 12,52 0,38
2005-2006 71,71 23,54 4,52 0,23 2,72 21,83 62,22 12,76 0,45
2006-2007 69,78 25,50 4,34 0,38 2,88 22,30 55,09 18,75 0,98
2007-2008 71,01 24,11 4,66 0,21 4,48 25,84 53,83 15,33 0,51
2008-2009 70,33 24,75 4,72 0,20 6,68 25,83 50,44 15,85 1,20
2009-2010 74,41 21,76 3,64 0,19 7,44 26,69 50,56 1,71 0,5
Bảng thống kê chất lượng xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh cấp trung học phổ thông giai đoạn 1997-2010
Xếp loại
Năm học
Hạnh kiểm (%) Học lực (%)
Tốt Khá T.Bình Yếu Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
1997-1998 38,00 44,66 16,63 0,71 2,21 11,37 54,99 29,35 2,09
2000-2001 46,20 44,56 8,23 1,00 2,27 17,79 49,90 27,81 2,11
2001-2002 46,72 44,17 8,41 0,69 1,86 18,77 50,64 26,88 1,86
2002-2003 47,09 44,53 7,88 0,49 1,79 17,93 49,54 28,72 1,89
2003-2004 45,29 45,06 9,11 0,53 1,70 17,54 46,14 32,22 2,31
2004-2005 47,76 42,96 8,73 0,52 2,18 19,21 47,64 28,96 1,95
2005-2006 49,15 42,82 7,57 0,44 2,30 19,95 47,22 28,30 2,13
2006-2007 52,68 40,03 6,89 0,40 1,74 17,54 47,77 31,30 1,64
2007-2008 55,61 37,30 6,62 0,46 1,83 17,32 47,91 30,48 2,37
2008-2009 57,51 35,34 6,55 0,57 2,34 19,68 45,08 30,11 2,75
2009-2010 61,94 32,74 4,85 0,47 3,17 21,34 47,52 26,17 1,72
Việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh đã được ngành GD&ĐT Cà Mau quan tâm từ đó tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt trong năm học 2009-2010 cấp trung học cơ sở là 74,41% và cấp trung học phổ thông  là 61,94%, so với năm học 2000-2001 cấp trung học cơ sở tăng 8,82% và cấp trung học phổ thông  tăng 15,74%. Bên cạnh tiến bộ về giáo dục đạo đức thì tỉ lệ học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông  hạnh kiểm xếp loại yếu vẫn còn khá cao, nguyên nhân là do tác động tiêu cực bên ngoài xã hội vào nhà trường ngày càng tăng, một bộ phận cha mẹ ít quan tâm chỉ lo làm kinh tế phó mặc cho nhà trường.
Về chất lượng học tập của học sinh đạt được kết quả khả quan trong việc nâng cao tỉ lệ học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Bảng thống kê kết quả thi tốt nghiệp và trúng tuyển vào đại học, cao đẳng giai đoạn 1997-2010
 
        Tốt nghiệp
 
Năm học
THCS THPT Tỉ lệ %
trúng tuyển
vào ĐH, CĐ
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1997-1998 4548 65,90 1153 65,50  
2000-2001 11504 94,10 3682 75,27 12,0
2001-2002 11708 94,51 3350 60,87 12,3
2002-2003 12925 96,93 5128 76,20 12,6
2003-2004 14237 98,22 4542 71,21 18,7
2004-2005 15680 97,34 4622 68,41 21,2
2005-2006 14245 97,94 6547 82,42 25,3
2006-2007 13383 93,80 5055 63,49 28,7
2007-2008 12389 92,76 6409 72,83 30,1
2008-2009 11279 94,93 6079 81,88 30,9
2009-2010 11857 97,5 7248 90,01 32
Năm học 2000-2001, tỉ lệ học sinh trung học cơ sở tốt nghiệp là 94,1%, trung học phổ thông  là 75,27%. Đến năm học 2009-2010, tỉ lệ tốt nghiệp tiếp tục tăng: trung học cơ sở là 97,5% tăng 3,4%; trung học phổ thông  là 90,01% tăng 14,74%.
Hiệu quả giáo dục năm học 2000-2001 đến năm học 2005-2006: Cấp trung học cơ sở đạt 49,0% và cấp trung học phổ thông  đạt 59,1%. Từ năm 2005-2006 đến năm học 2009-2010 cấp trung học cơ sở đạt 65% và cấp trung học phổ thông  đạt 65,08%.
Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông  sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông thi đỗ vào đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng. Năm học 2000-2001 chỉ đạt 12% đến năm 2005-2006 đạt 25,3% và đến năm học 2009-2010 đạt 32%, tỉ lệ này cho thấy chất lượng giảng dạy ở trường trung học phổ thông  ngày càng được nâng cao.
4. Đối với giáo dục thường xuyên
Đến năm 2010, hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên được thành lập ở tất cả các huyện, thành phố tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô đào tạo và ngành nghề đào tạo.
Bảng thống kê số liệu học viên bổ túc trung học phổ thông, tiếng Anh và Tin học giai đoạn 1997-2010
    Năm học
Loại hình 
1997-1998 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
BT THPT 881 2261 2943 3285 3298 3041 2706 2524 2708 2270 2201
Tiếng Anh 591 1699 1149 888 929 1162 995 1606 1323 568 2368
Tin học   1731 1617 1838 1313 1342 2115 1619 2641 2926 3450
          Năm 1998, tỉnh Cà Mau được công nhận chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, tỉ lệ biết chữ ở độ tuổi 15 - 35 đạt 92,8%. Từ đó đến năm 2010 tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 - 35 không ngừng được nâng lên, bình quân năm sau cao hơn năm trước là 0,4%.
Bảng thống kê kết quả công tác xóa mù chữ độ tuổi 15-35 giai đoạn 1997-2010
Năm Số người
15-35 tuổi
Số người còn trong diện mù chữ Số người biết chữ
Tổng số Diện XMC Mù chữ Mức 1 Mức 2 Tổng số Tổng số Tỉ lệ %
1997 297.678 296.672 9244 2857 9186 21287 275385 92,8
2000 340.515 338.463 7.245 2930 7.915 18.090 320.373 94,66
2001 360.970 359.210 9.629 2910 7.662 20.201 339.009 94,38
2002 392.518 391.233 5.331 1602 5.741 12.674 378.559 96,76
2003 371.066 368.939 3.575 1176 4.134 8.885 360.054 97,59
2004 403.142 399.946 3.441 1126 3.903 8.470 391.476 97,88
2005 414.448 411.569 2.956 1005 3.553 7.514 404.055 98,17
2006 418.792 415.713 2.744 931 3.354 7.029 408.684 98,31
2007 427.208 423.036 2.480 881 3.078 6.439 416.597 98,48
2008 428.545 424.715 2.225 814 2.860 5.899 418.816 98,61
2009 431.405 427.918 2.032 796 2.729 5.557 422.361 98,70
Từ năm học 2002-2003 toàn tỉnh đã có 07 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện và thành phố; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 01 Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ.
          Năm học 2005-2006, thành lập thêm 02 Trung tâm giáo dục thường xuyên cho 02 huyện mới thành lập là Ngọc Hiển và Phú Tân. Từ tháng 5 năm 2009, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ lại được nâng lên thành Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thay cho Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh trước đây được nâng lên thành trường Cao đẳng Cộng đồng. Đến năm 2010, toàn tỉnh hiện có 09 trung tâm giáo dục thường xuyên /09 đơn vị huyện, thành phố và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.
Bắt đầu từ năm học 2001-2002, tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo xây dựng 01 Trung tâm học tập cộng đồng ở xã Phong Lạc để rút kinh nghiệm. Từ đó các đơn vị liên tục phát triển. Đến cuối năm 2006 đã có 68 trung tâm học tập cộng đồng và đến năm học 2010-2011 có 101/101 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã thành lập được Trung tâm học tập cộng đồng.
5. Đối với Giáo dục chuyên nghiệp, Cao đẳng
Sau khi tỉnh được tái lập hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đều nằm ở Bạc Liêu, nên Cà Mau phải xây dựng lại từ đầu; đến năm 2010 các trường này lần lược hình thành như sau:
- Trường Trung học sư phạm Cà Mau thành lập theo Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 17/5/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Đến ngày 22/11/2002 Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 5738/QĐ-BGD ĐT-TCCB về việc nâng cấp trường trung học sư phạm Cà Mau thành trường Cao đẳng sư phạm Cà Mau.
- Trường Cao đẳng Cộng đồng thành lập theo Quyết định số 5986/QĐ-BGDĐT ngày 20-9-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc nâng cấp trung tâm GDTX tỉnh thành trường Cao đẳng cộng đồng.
- Trường Trung học Y tế Cà Mau thành lập theo Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 21/12/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Đến ngày 20/09/2007 Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 5985/QĐ-BGDĐT về việc thành lập trường Cao đẳng Y tế Cà Mau trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Y tế Cà Mau.
- Trường trung học Văn hóa - Nghệ thuật thành lập theo Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 11/5/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Đến ngày 23/4/2009 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1327/QĐ-UBND về việc đổi tên trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật Cà Mau thành trường trung cấp Văn hóa - Thể thao - Du lịch.
- Trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau thành lập theo Quyết định số 21/1999/QĐ-UB ngày 9/8/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Đến ngày 23/9/2008 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1327/QĐ-UBND về việc đổi tên trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau thành trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau.
- Trường Công nhân Kỹ thuật Cà Mau thành lập theo Quyết định số 32/2001/QĐUB ngày 30/10/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Đến ngày 29/12/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 207/2005/QĐ-UBND về việc chuyển trường Công nhân Kỹ thuật Cà Mau thành trường Trung cấp nghề tỉnh Cà Mau.
Như vậy, giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học Cà Mau đã từng bước hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục chuyên nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long  nói riêng và cả nước nói chung. Quy mô số lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng. Nguồn tuyển sinh phong phú và đa dạng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên; từ đó đã giải quyết phần nào yêu cầu nguồn nhân lực trình độ từ trung cấp trở lên phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ quản lý và giảng viên, giáo viên có nhiều tiến bộ, số có trình độ đào tạo sau đại học ngày càng tăng và đã phát huy tốt về năng lực công tác.
Tuy nhiên, quy mô phát triển giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại địa phương còn chậm, các ngành nghề tạo theo lĩnh vực chuyên sâu và công nghệ cao còn hạn chế. Hầu hết các trường đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp, đối với hệ đào tạo cao đẳng và đại học địa phương chỉ thực hiện thông qua hình thức liên kết đào tạo tại chỗ  nên chỉ đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chức danh mà chưa có điều kiện đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Việc định hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu về trình độ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn phát triển chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao. Trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn tình trạng chưa gắn đào tạo với sử dụng. Đối với một số cơ sở đào tạo, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vẫn chưa đủ về số, mạnh về chất. Vấn đề hình thành đội ngũ giáo viên chuyên gia đào tạo với những cải tiến đổi mới về phương pháp giảng dạy còn có những hạn chế nhất định. Cơ chế Nhà nước bao cấp vẫn còn tồn tại ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, chưa hình thành cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách triệt  để đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Chất lượng lao động được đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học còn thấp, chưa đồng bộ và yếu về trình độ thực hành, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm số lượng đáng kể, công nhân lành nghề thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn chưa đáp ứng toàn diện nhu cầu lao động của địa phương.
Công tác quy hoạch xây dựng trường chưa được đầu tư đúng mức nên cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Hệ thống trường cao đẳng, đại học hình thành chưa đồng bộ nên việc đào tạo đội ngũ trí thức có trình độ cao đẳng, đại học phụ thuộc vào các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh mở lớp tại địa phương đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học; các trường cao đẳng hầu hết thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp chuyên nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, nên cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều hạn chế. Chương trình đào tạo, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành nên hiệu quả đào tạo không cao. Mã ngành đào tạo của các trường chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương trên lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường và điều kiện cơ sở vật chất chưa phục vụ thiết thực và đáp ứng tiêu chí đăng ký mở mã ngành đào tạo mới. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm các trường chưa thực hiện tốt do các ngành đào tạo của trường chưa thật sự hấp dẫn đối với học sinh. Chưa thực hiện được vai trò định hướng và kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng, chưa hình thành cơ chế đánh giá sau đào tạo để điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo. Hầu hết các trường chưa có ký túc xá cho học sinh sinh viên ở nội trú; thư viện và trang thiết bị phục vụ dạy học còn lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức. Chưa có cơ chế, chính sách thực sự động viên, khuyến khích cán bộ, công chức nhất là những người có năng lực làm việc và sáng tạo để đóng góp cho sự phát triển của giáo dục chuyên nghiệp tỉnh nhà. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên thiếu về số lượng và không đồng bộ về chuyên môn. Giáo viên, giảng viên nhà trường phần đông tập trung giảng dạy khoa cơ bản, thiếu giáo viên chuyên ngành và hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy nên chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trong tình hình mới.
Tóm lại, từ khi tỉnh Cà Mau được tái lập đến năm 2010, ngành GD&ĐT Cà Mau đã có sự phát triển vượt bật và toàn diện trên nhiều mặt công tác, từ việc xác lập hệ thống mạng lưới trường lớp, đầy đủ theo hệ thống giáo dục quốc dân đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp; xây dựng đội ngũ giáo viên khắc phục cơ bản tình trạng thừa, thiếu, yếu không đồng bộ và được nâng lên cả trình độ chuyên môn và chính trị, chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có bước chuyển biến mạnh, thu ngắn dần khoảng cách giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Trong giai đoạn này đã xuất hiện nhiều đơn vị, trường học nổi bật, điển hình tiên tiến, xuất sắc trong nhiều năm liền và nhận được nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý, gần 100 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tiêu biểu nhất là: trường mẫu giáo Hương Tràm, mầm non Sông Đốc; các trường tiểu học: Nguyễn Tạo, Hùng Vương, Khánh Bình Tây A; các trường THCS: Nguyễn Du, Nguyễn Thái Bình, Võ Thị Sáu, Khánh Thới, Quang Trung....; các trường THPT: Chuyên Phan Ngọc Hiển, Hồ Thị Kỷ, Đầm Dơi, Thới Bình, Phú Hưng, Cái Nước, Cà Mau, Tắc Văn, Trần Văn Thời, U Minh...; các trung tâm GDTX: tỉnh Cà Mau, Trần Văn Thời...
Về lãnh đạo Sở GD&ĐT:
- Các Giám đốc:
1. NGƯT Nguyễn Việt Hồng (Quốc Việt) từ năm 1997 đến năm 2002
2. NGND-TS.Thái Văn Long, từ năm 2002 đến năm 2012 (từ năm 1997 đến năm 2002 là Phó Giám đốc).
- Các Phó Giám đốc:
1. Ông Lữ Việt Hùng, từ năm 1997 đến năm 2001
2. Ông Trần Văn Minh, từ năm 1997 đến năm 2001
3. Thạc sĩ Chung Ngọc Nhãn, từ năm 2001 đến năm 2005
4. NGƯT Lâm Văn Xia, từ năm 2005 đến năm 2011
5. Ông Ngô Trìu Mến, từ năm 2001 đến nay
6. NGƯT- Thạc sĩ Đoàn Thị Bẩy, từ năm 2006 đến năm 2012
7. Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Liên, từ năm 2010 đến năm 2011
8. Ông Cao Minh Hồng, từ năm 2011 đến nay
***
Tóm lại, từ sau năm 1975 đến năm 2010, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều ưu điểm và thành tựu quan trọng; đánh dấu một chặng đường phát triển mạnh mẽ thể hiện:
a) Hệ thống trường lớp được qui hoạch xây dựng và mở rộng tương đối hoàn chỉnh với sự phát triển khá cân đối của các cấp học, ngành học. Mạng lưới trường lớp rải đều ở xóm, ấp, xã, phường, thị trấn. Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng hoàn chỉnh và khang trang, sạch đẹp. Tỷ lệ về số lớp trên 1 phòng học giảm dần, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được quan tâm đầu tư cơ bản đầy đủ theo hướng hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng.
b) Hàng năm, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở các bậc học, cấp học, ngành học đều tăng và đạt ở tỷ lệ cao.
c) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kịp thời; từng bước khắc phục tình trạng thiếu, yếu không đạt chuẩn, tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn tăng cao, có tinh thần trách nhiệm tốt, nhiệt tình và tích cực đối với sự nghiệp trồng người
d) Chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện được nâng lên hàng năm, học sinh khá, giỏi các cấp ngày càng tăng.
e) Công tác xã hội hoá giáo dục được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở được các lực lượng ngoài nhà trường hỗ trợ tích cực và hiệu quả ngày càng cao.
f) Lần lược theo các mốc thời gian tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
g) Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm dần; tỷ lệ học sinhtốt nghiệp TH, THCS THPT, bổ túc THPT đạt tỷ lệ khá cao và ổn định, trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đạt mức cao so với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long .
h) Giáo dục đạo đức, nếp sống và kiến thức văn hoá cho học sinh có tiến bộ, các nhà trường đã tham gia tích cực các hoạt động xã hội, góp phần rất lớn làm ổn định tình hình ở các địa phương trong tỉnh.
k) Giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học của tỉnh Cà Mau tuy còn non trẻ nhưng quy mô đào tạo đã được mở rộng, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực cho địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, mặt mạnh thì ngành Giáo dục và Đào tạo Cà Mau vẫn còn những mặt tồn tại, yếu kém và hạn chế như:
a) Mặt bằng dân trí nói chung so với khu vực ĐBSCL và cả nước còn thấp, nhất là dân cư ở vùng sâu, vùng  đồng bào dân tộc.
b) Mạng lưới trường mẫu giáo, mầm non, trường trung học cơ sở chưa phủ kín 100% xã gây nhiều trở ngại trong việc thực hiện và duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đồng thời, ở một số địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, nơi nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc do điều kiện sống trên sông nước việc huy động học sinh đến trường và ngăn chặn nguy cơ bỏ học còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
c) Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường cấp THCS, THPT còn thấp, nguy cơ học sinh bỏ học còn cao, nhất là ở địa bàn khó khăn.
d) Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các trường, các địa phương trong tỉnh. Chất lượng giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, còn khoảng cách với vùng giáo dục thành thị; dẫn đến tình trạng tỷ lệ học sinh học lực yếu, kém và lưu ban còn cao. Lưu ban gắn liền với hiện tượng bỏ học và việc phổ cập đúng độ tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn.
e) Công tác xã hội hoá trong các hoạt động giáo dục và đào tạo chưa đồng đều, nhiều nơi chỉ quan tâm về cơ sở vật chất chưa chú ý phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục rèn luyện đạo đức trình độ học vấn cho học sinh.
f) Cơ cấu ngành học, bậc học, cơ cấu xã hội và cơ cấu vùng của hệ thống Giáo dục và Đào tạo trong tỉnh còn một số mặt chưa hợp lý; công bằng xã hội trong hưởng thụ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn một số mặt hạn chế.
g) Hệ thống trường, lớp đã được quan tâm đầu tư xây dựng mới và cải tạo, song vẫn còn thiếu và một số cơ sở bị xuống cấp, nhiều trường còn thiếu hệ thống các phòng chức năng, thiếu điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt còn thiếu nhiều về thiết bị công nghệ thông tin.
h) Về trang thiết bị dạy và học, bao gồm tài liệu dạy và học cùng các tài liệu tham khảo cho thầy và trò, các thiết bị khác phục vụ cho các phòng thí nghiệm, thư viện, nước sạch của các trường chưa đầy đủ. Thiết bị phục vụ cho các môn học tiếp cận trình độ hiện đại còn thiếu nhiều. Thiết bị dạy và học các môn học văn, thể, mỹ, các môn học hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
g) Về đội ngũ giáo viên, mặc dù đã có nhiều giải pháp khắc phục, nhưng đến nay vẫn còn tình trạng thiếu, thừa cục bộ.
Từ việc phân tích các mặt ưu điểm, hạn chế ở trên, có thể rút ra những mâu thuẫn cơ bản của Giáo dục và Đào tạo Cà Mau 35 năm qua và đến năm 2010 cần giải quyết như sau:
a) Mâu thuẫn giữa phát triển quy mô người học, quy mô trường lớp, nhu cầu đào tạo với khả năng đáp ứng của các nguồn lực địa phương.
b) Mâu thuẫn giữa số lượng, chất lượng, hiệu quả và trình độ được đào tạo của học sinh, sinh viên với khả năng đáp ứng thu hút của thị trường lao động xã hội, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
c) Mâu thuẫn giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương.
d) Mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục với khả năng đáp ứng nguồn đầu tư về nhiều mặt.
e) Mâu thuẫn giữa đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao với trình độ giáo viên và sự chậm đổi mới trong nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
g) Mâu thuẫn giữa nhu cầu và chi phí cho học tập của con em nhân dân càng nhiều, càng tăng với khả năng kinh tế từng gia đình đáp ứng cho việc học tập gặp nhiều khó khăn.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 33
  • Hôm nay: 7377
  • Tháng hiện tại: 173241
  • Tổng lượt truy cập: 16903787

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên