GIÁO DỤC CÀ MAU TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ(1954-1975)
Đăng lúc: Chủ nhật - 15/11/2015 22:47 - Người đăng bài viết: admin
Cuộc kháng chiến chống Pháp hoàn toàn thắng lợi, đất nước từ chiến tranh chuyển sang hòa bình; nhưng tạm thời còn bị chia cắt hai miền.Nhân dân miền Nam cùng nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn từ 1954 đến 1975. Trong thời kỳ nầy Giáo dục Cà Mau có một số đặc điểm sau:
Theo hiệp định Giơ-ne-vơ, sau hai năm (1954-1956) sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Trong lúc đó ngành giáo dục, được sự chỉ đạo của Ban Tuyên - Văn - Giáo - Huấn, Tiểu ban giáo dục tỉnh đã cùng với Sở Giáo dục Nam bộ mở lớp học tại Huyện Sử để triển khai kế hoạch nhiệm vụ của ngành. Trong đợt học tập này, mỗi cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức được tình hình mới, nhiệm vụ mới của ngành là phải bám sát dân để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng đã đề ra. Trong hai năm chờ đợi tổng tuyển cử, ngành giáo dục kết hợp ngành văn hóa, y tế phục vụ đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân dân, đồng thời lựa chọn những học sinh là con em cán bộ, chiến sĩ, những người có công với cách mạng đưa đi tập kết và đào tạo tại miền Bắc để tạo tiềm năng trí tuệ cho miền Nam.
Dưới sự chỉ đạo của các Tiểu ban giáo dục tỉnh, huyện, xã…nhân dân Cà Mau đã lo tu sửa, cất thêm trường lớp cho học sinh, đồng thời thực hiện tiếp quản hoàn chỉnh gần 50 ngôi trường nằm dọc theo quốc lộ 4 (ngày nay là quốc lộ 1) từ Hòa Bình tới Cà Mau.
Tranh thủ không khí phấn khởi, sôi nổi, tin tưởng của nhân dân trong thời gian 200 ngày tập kết, ngành giáo dục tranh thủ vận động thanh niên có trình độ văn hóa tham gia các lớp huấn luyện đào tạo giáo viên của tỉnh để chuẩn bị cho mai sau, đồng thời động viên nhân dân vùng mới giải phóng tham gia; trong vòng 200 ngày ngành giáo dục Cà Mau đã thanh toán nạn mù chữ cho 75% dân nghèo mới được giải phóng.
Hệ thống trường phổ thông trong khu tập kết lúc này lên tới 875 trường (mỗi trường có từ 1 đến 3 lớp) trong đó có một phần nhỏ trường học giành riêng cho học sinh dân tộc Khmer.
Cuối tháng 2/1955, quân đội ngụy kéo vào chiếm đóng toàn tỉnh Cà Mau, kết thúc những ngày tự do, hòa bình và hạnh phúc ở nơi đây và bắt đầu cho thời kỳ bắt bớ, khủng bố, đàn áp, giam cầm của chế độ mới.
Ngày 01/5/1956, tại Cà Mau bọn ngụy quân đã cho một lực lượng quân sự hùng mạnh tấn công thọc sâu vào vùng căn cứ cách mạng của ta ở vùng Khánh Bình, Trần Văn Thời. Ngoài việc lùng bắt cán bộ, đảng viên chúng còn phá hủy trường học, bắt bớ giáo viên. Ở những nơi này, đồng bào ta dưới sự chỉ đạo của cán bộ nằm ngoài vùng đã tiến hành đấu tranh hợp pháp buộc chúng phải trả những giáo viên đã bị bắt. Giặc rút đi rồi, nhân dân lại tiếp tục dựng lại trường học, đưa con em tới lớp và quyên góp thóc, tiền bạc nuôi dưỡng giáo viên.
Lợi thế lớn của giáo dục Cà Mau thời kỳ này là vùng giải phóng của ta tương đối rộng. Quân giặc chưa đủ lực để trải quân chiếm đất ngay. Vì vậy ta tranh thủ thời cơ đẩy mạnh việc tổ chức mở lớp học, trường học, không khí học tập phổ thông và bổ túc văn hóa rất sôi nổi.
Theo đó, hình thức đấu tranh để bảo vệ phong trào giáo dục cách mạng ở thời kỳ này cũng rất phong phú. Những nơi địch dựng trường, đưa giáo viên do chúng đào tạo về đứng lớp, như các xã vùng ven thị tứ, thị trấn thì ta tranh thủ tuyên truyền, động viên lôi kéo họ về với ta. Trong những ngày đồng khởi, hàng chục giáo viên do địch đào tạo đã tự nguyện vào vùng giải phóng giảng dạy, có một số tình nguyện vào lực lượng vũ trang cầm súng giết giặc.
Một hình thức khác không kém phần sáng tạo là ở một số nơi, nhân dân đề nghị chính quyền ngụy cho mở trường. Khi trường đã xây cất xong, vận động đưa người của ta vào làm giáo viên. Như vậy giáo viên này lãnh lương của địch lại hoạt động cho ta.
Ở những vùng Mỹ - Ngụy chiếm đóng, chủ trương của giáo dục cách mạng là vận động trí thức, giác ngộ thanh niên, học sinh đấu tranh chống lại lối giáo dục lai căng, nô dịch của Mỹ du nhập vào; bên cạnh đó giáo dục cách mạng Cà Mau cũng đẩy mạnh việc củng cố và xây dựng mạng lưới cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh xuống xã. Hàng loạt tiểu ban giáo dục huyện và xã ra đời nhằm nắm chắc phong trào giáo dục địa phương. Về phía tỉnh, cử cán bộ, đảng viên trong ngành giáo dục đi dự các lớp huấn luyện do khu mở để nắm rõ đường lối, quan điểm và nội dung chuyên môn trong giai đoạn mới. Đồng thời chọn cử những thanh niên cốt cán tiên tiến đi học các lớp sư phạm của Khu, của Cục.
Mặc dù thời gian này, cuộc chiến tranh đã bắt đầu khóc liệt; nhưng dự báo trong tương lai, cách mạng rất cần những người có trình độ học vấn; nên khoảng cuối năm 1962, Ty Giáo dục đã kết hợp với Ban giáo dục khu mở trường tiểu học nội trú tại một nơi tương đối an toàn ở vùng Tân Ân - Rạch Gốc. Trường được đặt tên là trường Thiếu Sinh Quân, tiền thân của trường Lý Tự Trọng là trường của khu mở sau đó.
Mặt khác, để đảm bảo lực lượng cho cách mạng, chủ trương của Tỉnh ủy Cà Mau, được sự nhất trí cao của Xứ ủy Nam Kỳ, hàng vạn người dân dưới sự lãnh đạo của các xã ủy đã nhất tề nỗi dậy, vượt qua vòng dây kiểm soát của giặc, kéo vào các khu rừng tràm, rừng đước, để lập ra các “làng rừng” vừa để tránh giặc, vừa để đánh lại giặc. Hàng trăm làng rừng nối tiếp nhau mọc lên.
Với nhiệm vụ bám sát dân, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị của Đảng các cán bộ giáo dục đã vận động nhân dân chặt cây rừng làm trường lớp cho con em học tập ngay trong làng rừng. Việc học tập ở làng rừng rất khó khăn, gian khổ song do ý chí quyết tâm của đội ngũ giáo viên, sự ham học của học sinh, các lớp học ngày càng phát triển ngay trong tầm đạn bom của kẻ thù.
Vùng giải phóng nông thôn sau ngày Đồng Khởi ngày càng mở rộng hơn. Công tác văn hóa, giáo dục ở vùng giải phóng được tập trung vào việc tổ chức học tập văn hóa cho nhân dân, mở các lớp bổ túc văn hóa cho người lớn và các lớp phổ thông cho trẻ em. Trường học, lớp học được xây dựng kín đáo (dưới tàn cây), có hầm để tránh phi pháo oanh tạc. Trong năm 1963 đã xây dựng được 118 trường, lớp với 763 giáo viên, 23.100 học sinh.
Cũng trong thời gian này được sự giúp đỡ của miền Bắc, Cà Mau đã được tăng cường nhiều cán bộ, giáo viên được đào tạo chính qui vào chi viện. Trước tình hình đó, được sự chấp thuận của Tỉnh ủy, Ban Tuyên huấn giao nhiệm vụ cho Tiểu ban giáo dục mở trường phổ thông nội trú mang tên tỉnh Ninh Bình kết nghĩa với tỉnh Cà Mau.
Trường Cà Mau - Ninh Bình được mở vào năm 1964, là trường phổ thông cấp 1-2 đầu tiên trong vùng giải phóng Cà Mau. Trường được đặt tại hai khu: một tại vàm Khâu Bè, xã Phú Mỹ; một tại vàm Thị Tường, xã Hưng Mỹ. Ban giám hiệu nhà trường gồm: ông Huỳnh Thế Truyền (Tám Cẩn) làm Hiệu trưởng, ông Huỳnh Văn Bảo làm Hiệu phó. Khi trường dời về ấp 5 xã Tân Tiến đã có lớp 6 và 7; lúc này, trường do ông Trần Hên (Sáu Mèn) làm Hiệu trưởng. Từ năm 1965 - 1975 trường dời về ấp Bàu Dừa, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển. Hiệu trưởng là ông Lê Văn Dương (Ba Châu), nhiều cán bộ, giáo viên có mặt đầu tiên sống chết bảo vệ hoạt động giảng dạy của trường như: ông Lê Quang Phước (Hai Phước), ông Lê Xuân Đài (Phương Nam), ông Vũ Ngọc Ân (Bảy Ân), ông Tô Đình Quất (Tư Quý)… học sinh theo học trường này là con em cán bộ, chiến sĩ và những gia đình có công với cách mạng. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là chuẩn bị lực lượng kế cận vừa phục vụ cho kháng chiến vừa chuẩn bị cho tương lai.
Trong thời gian này các huyện trong tỉnh cũng đồng loạt mở các trường, lớp phổ thông nội trú, ngoại trú; nhưng chiến tranh ngày càng ác liệt, địch tăng cường bình định, ruộng vườn nhà cửa luôn bị bom đạn, chất độc hóa học tàn phá; nhiều trường học bị đốt cháy, phong trào giáo dục tạm lắng xuống. Một số giáo viên và học sinh lớn tình nguyện cầm súng trực tiếp đánh giặc cứu nước; nhiều giáo viên và học sinh thời kỳ này đã trở thành những tấm gương chiến đấu anh dũng và cũng hy sinh oanh liệt. Thực hiện chỉ đạo Tỉnh ủy Cà Mau “vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa xây dựng” để Cà Mau xứng đáng là căn cứ địa vững chắc của cách mạng miền Nam.
Năm 1967 các xã mới được giải phóng cất thêm 50 trường học, sửa chữa 37 trường học cũ, thu nhận gần 9000 học sinh đến học, tổ chức thêm 76 tổ bình dân học vụ có 1500 người đi học. Vào thời điểm này ở miền Tây Nam Bộ, có tổng số học sinh là 92943 em thì riêng Cà Mau đã có 40414 em.
Sau tết Mậu Thân, vùng giải phóng nhiều nơi tiếp tục bị thu hẹp, tình thế da beo xuất hiện tại Cà Mau. Trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt này ngành giáo dục kiên quyết bám đất, bám dân mở lớp với quy mô nhỏ, tranh thủ đào tạo giáo viên tại chỗ để mở các lớp bổ túc văn hóa cho lực lượng vũ trang, cán bộ dân chính. Các hình thức và nội dung học tập hết sức linh hoạt và sáng tạo. Trong gian khổ, khó khăn có nhiều giáo viên đã hy sinh anh dũng ngay khi đang giảng dạy và công tác.
Hiệp định Pari được ký kết, tình hình cách mạng có chuyển biến tích cực. Theo đó, thực hiện chủ trương của Trung ương cục và Tiểu ban giáo dục Miền, Tiểu ban giáo dục Tỉnh đã vận động nhân dân trong tỉnh, giải phóng đến đâu, dựng trường mở lớp ngay đến đó. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn trường phổ thông, các lớp bồi dưỡng văn hóa mọc lên san sát khắp nơi.
Kết quả đạt được của ngành giáo dục được phản ánh trong bảng thống kê dưới đây:
Trước những thắng lợi dồn dập của quân giải phóng trên khắp các chiến trường; đặc biệt là sức tấn công vũ bảo của các lực lượng vũ trang cách mạng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm cho ngụy quân tan rã từng mảng và tháo chạy nhục nhã, từ tháng 3/1975 đến tháng 4/1975 theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tiểu ban giáo dục Cà Mau lên kế hoạch và các phương án tiếp quản ngành giáo dục của ngụy quyền.
Về giáo dục vùng địch tạm chiếm; Mỹ - Ngụy chỉ mở trường ở thị xã Cà Mau và các thị trấn các quận (huyện), ngày giải phóng toàn tỉnh có 24 trường tiểu học, 56 trường sơ cấp tiểu học; một trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp (trường trung học An Xuyên), đệ nhất cấp (lớp 6 đến lớp 9), đệ nhị cấp (lớp 10, 11, 12) có 02 hệ (công lập học ban ngày, bán công học ban đêm), 03 trường trung học bán công (trung học bán công Quản Long, bán công Nguyễn Hiền Năng và bán công Thới Bình).; 03 trường tư thục trung tiểu học (Bảo Lộc, Tự Cường, Dục Tài dạy song ngữ Hoa-Việt) và 03 trường tư thục sơ cấp tiểu học (Bêt-Lê-Hem Định Bình, Quản Long, Văn Trị)
Đúng ngày 01/05/1975 cùng với các ban ngành khác, Tiểu ban giáo dục tỉnh đã thực hiện thành công việc tiếp quản tất cả các cơ sở giáo dục của ngụy quyền tại trung tâm tỉnh. Tập hợp đội ngũ giáo chức của chính quyền cũ, cho học tập chính trị, động viên anh chị em tham gia công tác giáo dục cách mạng.
***
Tóm lại, điểm qua các giai đoạn phát triển của Giáo dục cách mạng Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể rút ra những thành tựu cơ bản như sau:
Thứ nhất, đã được kế thừa và phát huy kết quả của phong trào giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống pháp và kéo dài trong suốt cuộc của nhân dân ta; hết sức gay go, ác liệt nhưng vẫn được duy trì, củng cố và phát triển liên tục đã phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng cố và xây dựng vùng giải phóng theo từng giai đoạn, từng địa bàn với những hình thái hết sức phong phú, đa dạng, linh hoạt.
Thứ hai, đã đạt được những thành tích hết sức to lớn trong các phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, lớp học phổ thông; đã đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện cán bộ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ dân trí cho cán bộ và nhân dân đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước ngay trong chiến tranh và chuẩn bị lực lượng khi hòa bình lập lại.
Thứ ba, đã xây dựng, phát triển và duy trì mạng lưới trường, lớp học các loại trên khắp địa bàn tỉnh với nhiều loại hình đa dạng phong phú. Trường, lớp học tập trung trong căn cứ, phân tán ở nhà dân, tạo nên sức sống mãnh liệt của nền giáo dục cách mạng với tinh thần “Cách mạng bám dân, thầy giáo bám trường, học sinh bám lớp” trong kháng chiến. Tạo tiền đề và cơ sở quan trọng để phát triển hệ thống trường lớp rộng khắp ngay năm học đầu tiên sau ngày giải phóng trên quê hương Cà Mau và phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Thứ tư, thông qua các loại hình trường theo hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh đã đào tạo và bồi dưỡng hàng ngàn cán bộ lãnh đạo, giáo viên làm nòng cốt cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở trong và ngoài tỉnh sau giải phóng và cho đến nay đã có nhiều người trong số đó đã trưởng thành, giữ những chức vụ quan trọng từ Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương đến lãnh đạo địa phương các cấp.
Đồng thời cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Trước hết, đó là bài học về vai trò và mối quan hệ của Giáo dục với các ngành, lĩnh vực khác trong suốt cả thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau. Trong bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tình hình nào thì Giáo dục Cà Mau cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, chỉ đạo, bồi dưỡng văn hóa cho nguồn nhân lực của cuộc kháng chiến và sau khi kháng chiến thắng lợi.
Hai là, Giáo dục Cà Mau bao giờ cũng là sự nghiệp của “Toàn Đảng, toàn dân” dù trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào trong kháng chiến chống Mỹ giáo dục cũng phải dựa vào dân, được sự che chở của dân huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân, của các lực lượng tham gia kháng chiến để xây dựng và phát triển phong trào giáo dục trên cơ sở phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học và tôn sư trọng đạo của nhân dân ta.
Ba là, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên thực sự trở thành một công việc thường xuyên của Giáo dục cách mạng Cà Mau bất cứ hoàn cảnh nào, giáo viên vẫn là nhân tố quyết định phong trào và chất lượng giáo dục.
Bốn là, công tác Giáo dục Cà Mau đã có sự quan tâm lãnh chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền cách mạng các cấp, từ đó giáo dục không những đã kịp thời phục vụ tốt yêu cầu của cuộc kháng chiến mà còn để lại cho hôm nay bài học kinh nghiệm quý báu về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục.
Trong lúc đó ngành giáo dục, được sự chỉ đạo của Ban Tuyên - Văn - Giáo - Huấn, Tiểu ban giáo dục tỉnh đã cùng với Sở Giáo dục Nam bộ mở lớp học tại Huyện Sử để triển khai kế hoạch nhiệm vụ của ngành. Trong đợt học tập này, mỗi cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức được tình hình mới, nhiệm vụ mới của ngành là phải bám sát dân để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng đã đề ra. Trong hai năm chờ đợi tổng tuyển cử, ngành giáo dục kết hợp ngành văn hóa, y tế phục vụ đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân dân, đồng thời lựa chọn những học sinh là con em cán bộ, chiến sĩ, những người có công với cách mạng đưa đi tập kết và đào tạo tại miền Bắc để tạo tiềm năng trí tuệ cho miền Nam.
Dưới sự chỉ đạo của các Tiểu ban giáo dục tỉnh, huyện, xã…nhân dân Cà Mau đã lo tu sửa, cất thêm trường lớp cho học sinh, đồng thời thực hiện tiếp quản hoàn chỉnh gần 50 ngôi trường nằm dọc theo quốc lộ 4 (ngày nay là quốc lộ 1) từ Hòa Bình tới Cà Mau.
Tranh thủ không khí phấn khởi, sôi nổi, tin tưởng của nhân dân trong thời gian 200 ngày tập kết, ngành giáo dục tranh thủ vận động thanh niên có trình độ văn hóa tham gia các lớp huấn luyện đào tạo giáo viên của tỉnh để chuẩn bị cho mai sau, đồng thời động viên nhân dân vùng mới giải phóng tham gia; trong vòng 200 ngày ngành giáo dục Cà Mau đã thanh toán nạn mù chữ cho 75% dân nghèo mới được giải phóng.
Hệ thống trường phổ thông trong khu tập kết lúc này lên tới 875 trường (mỗi trường có từ 1 đến 3 lớp) trong đó có một phần nhỏ trường học giành riêng cho học sinh dân tộc Khmer.
Cuối tháng 2/1955, quân đội ngụy kéo vào chiếm đóng toàn tỉnh Cà Mau, kết thúc những ngày tự do, hòa bình và hạnh phúc ở nơi đây và bắt đầu cho thời kỳ bắt bớ, khủng bố, đàn áp, giam cầm của chế độ mới.
Ngày 01/5/1956, tại Cà Mau bọn ngụy quân đã cho một lực lượng quân sự hùng mạnh tấn công thọc sâu vào vùng căn cứ cách mạng của ta ở vùng Khánh Bình, Trần Văn Thời. Ngoài việc lùng bắt cán bộ, đảng viên chúng còn phá hủy trường học, bắt bớ giáo viên. Ở những nơi này, đồng bào ta dưới sự chỉ đạo của cán bộ nằm ngoài vùng đã tiến hành đấu tranh hợp pháp buộc chúng phải trả những giáo viên đã bị bắt. Giặc rút đi rồi, nhân dân lại tiếp tục dựng lại trường học, đưa con em tới lớp và quyên góp thóc, tiền bạc nuôi dưỡng giáo viên.
Lợi thế lớn của giáo dục Cà Mau thời kỳ này là vùng giải phóng của ta tương đối rộng. Quân giặc chưa đủ lực để trải quân chiếm đất ngay. Vì vậy ta tranh thủ thời cơ đẩy mạnh việc tổ chức mở lớp học, trường học, không khí học tập phổ thông và bổ túc văn hóa rất sôi nổi.
Theo đó, hình thức đấu tranh để bảo vệ phong trào giáo dục cách mạng ở thời kỳ này cũng rất phong phú. Những nơi địch dựng trường, đưa giáo viên do chúng đào tạo về đứng lớp, như các xã vùng ven thị tứ, thị trấn thì ta tranh thủ tuyên truyền, động viên lôi kéo họ về với ta. Trong những ngày đồng khởi, hàng chục giáo viên do địch đào tạo đã tự nguyện vào vùng giải phóng giảng dạy, có một số tình nguyện vào lực lượng vũ trang cầm súng giết giặc.
Một hình thức khác không kém phần sáng tạo là ở một số nơi, nhân dân đề nghị chính quyền ngụy cho mở trường. Khi trường đã xây cất xong, vận động đưa người của ta vào làm giáo viên. Như vậy giáo viên này lãnh lương của địch lại hoạt động cho ta.
Ở những vùng Mỹ - Ngụy chiếm đóng, chủ trương của giáo dục cách mạng là vận động trí thức, giác ngộ thanh niên, học sinh đấu tranh chống lại lối giáo dục lai căng, nô dịch của Mỹ du nhập vào; bên cạnh đó giáo dục cách mạng Cà Mau cũng đẩy mạnh việc củng cố và xây dựng mạng lưới cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh xuống xã. Hàng loạt tiểu ban giáo dục huyện và xã ra đời nhằm nắm chắc phong trào giáo dục địa phương. Về phía tỉnh, cử cán bộ, đảng viên trong ngành giáo dục đi dự các lớp huấn luyện do khu mở để nắm rõ đường lối, quan điểm và nội dung chuyên môn trong giai đoạn mới. Đồng thời chọn cử những thanh niên cốt cán tiên tiến đi học các lớp sư phạm của Khu, của Cục.
Mặc dù thời gian này, cuộc chiến tranh đã bắt đầu khóc liệt; nhưng dự báo trong tương lai, cách mạng rất cần những người có trình độ học vấn; nên khoảng cuối năm 1962, Ty Giáo dục đã kết hợp với Ban giáo dục khu mở trường tiểu học nội trú tại một nơi tương đối an toàn ở vùng Tân Ân - Rạch Gốc. Trường được đặt tên là trường Thiếu Sinh Quân, tiền thân của trường Lý Tự Trọng là trường của khu mở sau đó.
Mặt khác, để đảm bảo lực lượng cho cách mạng, chủ trương của Tỉnh ủy Cà Mau, được sự nhất trí cao của Xứ ủy Nam Kỳ, hàng vạn người dân dưới sự lãnh đạo của các xã ủy đã nhất tề nỗi dậy, vượt qua vòng dây kiểm soát của giặc, kéo vào các khu rừng tràm, rừng đước, để lập ra các “làng rừng” vừa để tránh giặc, vừa để đánh lại giặc. Hàng trăm làng rừng nối tiếp nhau mọc lên.
Với nhiệm vụ bám sát dân, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị của Đảng các cán bộ giáo dục đã vận động nhân dân chặt cây rừng làm trường lớp cho con em học tập ngay trong làng rừng. Việc học tập ở làng rừng rất khó khăn, gian khổ song do ý chí quyết tâm của đội ngũ giáo viên, sự ham học của học sinh, các lớp học ngày càng phát triển ngay trong tầm đạn bom của kẻ thù.
Vùng giải phóng nông thôn sau ngày Đồng Khởi ngày càng mở rộng hơn. Công tác văn hóa, giáo dục ở vùng giải phóng được tập trung vào việc tổ chức học tập văn hóa cho nhân dân, mở các lớp bổ túc văn hóa cho người lớn và các lớp phổ thông cho trẻ em. Trường học, lớp học được xây dựng kín đáo (dưới tàn cây), có hầm để tránh phi pháo oanh tạc. Trong năm 1963 đã xây dựng được 118 trường, lớp với 763 giáo viên, 23.100 học sinh.
Cũng trong thời gian này được sự giúp đỡ của miền Bắc, Cà Mau đã được tăng cường nhiều cán bộ, giáo viên được đào tạo chính qui vào chi viện. Trước tình hình đó, được sự chấp thuận của Tỉnh ủy, Ban Tuyên huấn giao nhiệm vụ cho Tiểu ban giáo dục mở trường phổ thông nội trú mang tên tỉnh Ninh Bình kết nghĩa với tỉnh Cà Mau.
Trường Cà Mau - Ninh Bình được mở vào năm 1964, là trường phổ thông cấp 1-2 đầu tiên trong vùng giải phóng Cà Mau. Trường được đặt tại hai khu: một tại vàm Khâu Bè, xã Phú Mỹ; một tại vàm Thị Tường, xã Hưng Mỹ. Ban giám hiệu nhà trường gồm: ông Huỳnh Thế Truyền (Tám Cẩn) làm Hiệu trưởng, ông Huỳnh Văn Bảo làm Hiệu phó. Khi trường dời về ấp 5 xã Tân Tiến đã có lớp 6 và 7; lúc này, trường do ông Trần Hên (Sáu Mèn) làm Hiệu trưởng. Từ năm 1965 - 1975 trường dời về ấp Bàu Dừa, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển. Hiệu trưởng là ông Lê Văn Dương (Ba Châu), nhiều cán bộ, giáo viên có mặt đầu tiên sống chết bảo vệ hoạt động giảng dạy của trường như: ông Lê Quang Phước (Hai Phước), ông Lê Xuân Đài (Phương Nam), ông Vũ Ngọc Ân (Bảy Ân), ông Tô Đình Quất (Tư Quý)… học sinh theo học trường này là con em cán bộ, chiến sĩ và những gia đình có công với cách mạng. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là chuẩn bị lực lượng kế cận vừa phục vụ cho kháng chiến vừa chuẩn bị cho tương lai.
Trong thời gian này các huyện trong tỉnh cũng đồng loạt mở các trường, lớp phổ thông nội trú, ngoại trú; nhưng chiến tranh ngày càng ác liệt, địch tăng cường bình định, ruộng vườn nhà cửa luôn bị bom đạn, chất độc hóa học tàn phá; nhiều trường học bị đốt cháy, phong trào giáo dục tạm lắng xuống. Một số giáo viên và học sinh lớn tình nguyện cầm súng trực tiếp đánh giặc cứu nước; nhiều giáo viên và học sinh thời kỳ này đã trở thành những tấm gương chiến đấu anh dũng và cũng hy sinh oanh liệt. Thực hiện chỉ đạo Tỉnh ủy Cà Mau “vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa xây dựng” để Cà Mau xứng đáng là căn cứ địa vững chắc của cách mạng miền Nam.
Năm 1967 các xã mới được giải phóng cất thêm 50 trường học, sửa chữa 37 trường học cũ, thu nhận gần 9000 học sinh đến học, tổ chức thêm 76 tổ bình dân học vụ có 1500 người đi học. Vào thời điểm này ở miền Tây Nam Bộ, có tổng số học sinh là 92943 em thì riêng Cà Mau đã có 40414 em.
Sau tết Mậu Thân, vùng giải phóng nhiều nơi tiếp tục bị thu hẹp, tình thế da beo xuất hiện tại Cà Mau. Trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt này ngành giáo dục kiên quyết bám đất, bám dân mở lớp với quy mô nhỏ, tranh thủ đào tạo giáo viên tại chỗ để mở các lớp bổ túc văn hóa cho lực lượng vũ trang, cán bộ dân chính. Các hình thức và nội dung học tập hết sức linh hoạt và sáng tạo. Trong gian khổ, khó khăn có nhiều giáo viên đã hy sinh anh dũng ngay khi đang giảng dạy và công tác.
Hiệp định Pari được ký kết, tình hình cách mạng có chuyển biến tích cực. Theo đó, thực hiện chủ trương của Trung ương cục và Tiểu ban giáo dục Miền, Tiểu ban giáo dục Tỉnh đã vận động nhân dân trong tỉnh, giải phóng đến đâu, dựng trường mở lớp ngay đến đó. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn trường phổ thông, các lớp bồi dưỡng văn hóa mọc lên san sát khắp nơi.
Kết quả đạt được của ngành giáo dục được phản ánh trong bảng thống kê dưới đây:
Các vùng giải phóng | Học sinh phổ thông | Học viên BTVH và BDHV | ||||
1972 | 1973 | 1974 | 1972 | 1973 | 1974 | |
T1. (Tây Ninh, Đồng Nai, Sông Bé) | 900 | 600 | 15000 | 300 | 900 | |
T2. (Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cửu Long) | 14500 | 12000 | 17620 | 685 | 800 | 1500 |
T3. (Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang) | 23466 | 25000 | 54200 | 2278 | 2000 | 4000 |
T4. (Thuận Hải, Lâm Đồng) | 1312 | 1640 | 4130 | 1123 | 1463 | 988 |
Trước những thắng lợi dồn dập của quân giải phóng trên khắp các chiến trường; đặc biệt là sức tấn công vũ bảo của các lực lượng vũ trang cách mạng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm cho ngụy quân tan rã từng mảng và tháo chạy nhục nhã, từ tháng 3/1975 đến tháng 4/1975 theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tiểu ban giáo dục Cà Mau lên kế hoạch và các phương án tiếp quản ngành giáo dục của ngụy quyền.
Về giáo dục vùng địch tạm chiếm; Mỹ - Ngụy chỉ mở trường ở thị xã Cà Mau và các thị trấn các quận (huyện), ngày giải phóng toàn tỉnh có 24 trường tiểu học, 56 trường sơ cấp tiểu học; một trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp (trường trung học An Xuyên), đệ nhất cấp (lớp 6 đến lớp 9), đệ nhị cấp (lớp 10, 11, 12) có 02 hệ (công lập học ban ngày, bán công học ban đêm), 03 trường trung học bán công (trung học bán công Quản Long, bán công Nguyễn Hiền Năng và bán công Thới Bình).; 03 trường tư thục trung tiểu học (Bảo Lộc, Tự Cường, Dục Tài dạy song ngữ Hoa-Việt) và 03 trường tư thục sơ cấp tiểu học (Bêt-Lê-Hem Định Bình, Quản Long, Văn Trị)
Đúng ngày 01/05/1975 cùng với các ban ngành khác, Tiểu ban giáo dục tỉnh đã thực hiện thành công việc tiếp quản tất cả các cơ sở giáo dục của ngụy quyền tại trung tâm tỉnh. Tập hợp đội ngũ giáo chức của chính quyền cũ, cho học tập chính trị, động viên anh chị em tham gia công tác giáo dục cách mạng.
***
Tóm lại, điểm qua các giai đoạn phát triển của Giáo dục cách mạng Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể rút ra những thành tựu cơ bản như sau:
Thứ nhất, đã được kế thừa và phát huy kết quả của phong trào giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống pháp và kéo dài trong suốt cuộc của nhân dân ta; hết sức gay go, ác liệt nhưng vẫn được duy trì, củng cố và phát triển liên tục đã phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng cố và xây dựng vùng giải phóng theo từng giai đoạn, từng địa bàn với những hình thái hết sức phong phú, đa dạng, linh hoạt.
Thứ hai, đã đạt được những thành tích hết sức to lớn trong các phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, lớp học phổ thông; đã đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện cán bộ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ dân trí cho cán bộ và nhân dân đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước ngay trong chiến tranh và chuẩn bị lực lượng khi hòa bình lập lại.
Thứ ba, đã xây dựng, phát triển và duy trì mạng lưới trường, lớp học các loại trên khắp địa bàn tỉnh với nhiều loại hình đa dạng phong phú. Trường, lớp học tập trung trong căn cứ, phân tán ở nhà dân, tạo nên sức sống mãnh liệt của nền giáo dục cách mạng với tinh thần “Cách mạng bám dân, thầy giáo bám trường, học sinh bám lớp” trong kháng chiến. Tạo tiền đề và cơ sở quan trọng để phát triển hệ thống trường lớp rộng khắp ngay năm học đầu tiên sau ngày giải phóng trên quê hương Cà Mau và phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Thứ tư, thông qua các loại hình trường theo hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh đã đào tạo và bồi dưỡng hàng ngàn cán bộ lãnh đạo, giáo viên làm nòng cốt cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở trong và ngoài tỉnh sau giải phóng và cho đến nay đã có nhiều người trong số đó đã trưởng thành, giữ những chức vụ quan trọng từ Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương đến lãnh đạo địa phương các cấp.
Đồng thời cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Trước hết, đó là bài học về vai trò và mối quan hệ của Giáo dục với các ngành, lĩnh vực khác trong suốt cả thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau. Trong bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tình hình nào thì Giáo dục Cà Mau cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, chỉ đạo, bồi dưỡng văn hóa cho nguồn nhân lực của cuộc kháng chiến và sau khi kháng chiến thắng lợi.
Hai là, Giáo dục Cà Mau bao giờ cũng là sự nghiệp của “Toàn Đảng, toàn dân” dù trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào trong kháng chiến chống Mỹ giáo dục cũng phải dựa vào dân, được sự che chở của dân huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân, của các lực lượng tham gia kháng chiến để xây dựng và phát triển phong trào giáo dục trên cơ sở phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học và tôn sư trọng đạo của nhân dân ta.
Ba là, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên thực sự trở thành một công việc thường xuyên của Giáo dục cách mạng Cà Mau bất cứ hoàn cảnh nào, giáo viên vẫn là nhân tố quyết định phong trào và chất lượng giáo dục.
Bốn là, công tác Giáo dục Cà Mau đã có sự quan tâm lãnh chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền cách mạng các cấp, từ đó giáo dục không những đã kịp thời phục vụ tốt yêu cầu của cuộc kháng chiến mà còn để lại cho hôm nay bài học kinh nghiệm quý báu về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục.
Những tin mới hơn
- Cà Mau - 15 năm vươn lên tầm cao mới (15/11/2015)
- Xây dựng mô hình trường THCS Thân Thiện: Đưa dân ca và trò chơi dân gian vào nhà trường (17/11/2015)
- Trường trung học cơ sở Ngọc Chánh tổ chức chuyên đề ngoại khóa Tiếng Anh năm học 2015 - 2016 (17/11/2015)
- Kết quả Hội thi “Văn hay chữ tốt” cấp huyện năm 2015-2016 (17/11/2015)
- GIÁO DỤC CÀ MAU, KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN (15/11/2015)
- Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau: Đổi mới mọi mặt hoạt động (15/11/2015)
- GIÁO DỤC CÀ MAU TRONG THỜI KỲ SAU GIẢI PHÓNG (1997-2010) (15/11/2015)
- Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng (15/11/2015)
- GIÁO DỤC CÀ MAU TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (15/11/2015)
- TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TỈNH CÀ MAU (15/11/2015)
Những tin cũ hơn
- GIÁO DỤC CÀ MAU TRONG THỜI KỲ SAU GIẢI PHÓNG (1975-1996) (15/11/2015)
- Giáo dục và Đào tạo vươn lên đạt thành tích mới (15/11/2015)
- Vững bước trên đường xuân của Đảng (15/11/2015)
- Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau: 15 năm phát triển (15/11/2015)
- Giáo dục U Minh khởi sắc (15/11/2015)
- Chất lượng giáo dục Cà Mau: nhìn từ những con số (15/11/2015)
- Giáo dục Thới Bình qua những chặng đường phát triển (15/11/2015)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH với công tác đào tạo giáo viên theo địa chỉ và liên kết đào tạo,bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên tại tỉnh Cà Mau (15/11/2015)
- Tín hiệu vui từ chất lượng giáo dục mũi nhọn Thới Bình (15/11/2015)
- Trường THPT Khánh Lâm: Nâng tầm chất lượng giáo dục (15/11/2015)
Thông cáo báo chí
- Hơn 500 tân Thạc sĩ khóa 2012, 2013 nhận bằng tốt nghiệp
- Lễ kỷ niệm 55 năm đào tạo ngành Nhiệt – Lạnh và 15 năm thành lập Viện KH&CN Nhiệt - Lạnh (10/10/1960 - 10/10/2015)
- Lễ ra mắt Mạng lưới Cựu sinh viên ĐHBK Hà Nội
- Khai giảng khóa 11 Chương trình SEPT-MBA tại Hà Nội
- Thúc đẩy KH&CN vì sự phát triển bền vững của ngành Nhiệt – Lạnh
Hoạt động trường
- Đoàn đại biểu Ấn Độ sang thăm và trao đổi kinh nghiệm công tác giảng dạy chương trình khởi sự doanh nghiệp SIYB
- KHÓA ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TÌM KIẾM VIỆC LÀM VÀ KHỞI NGHIỆP
- Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội tổ chức nghi lễ chào cờ Tổ quốc, hát quốc ca và kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9
- KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
- Tiếp đoàn trường Đại học Keio, Nhật Bản
Tin nội bộ
- Trải nghiệm thực tế tại công ty Canon - Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội
- Hội thảo “Thực tế triển khai hoạt động lồng ghép bình đẳng giới trong các quy định đối với cán bộ, giáo viên trường nghề - khó khăn và giải pháp"
- Công đoàn trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tham gia Hội khỏe công nhân viên chức quận Đống Đa 2015
- Ngày hội Tôi yêu Tổ quốc tôi
- Chương trình Mùa đông ấm 2015
Sự kiện trường
- LỄ BẾ GIẢNG VÀ TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ (KHÓA 36) VÀ HỆ TRUNG CẤP NGHỀ (KHÓA 37)
- Một số hình ảnh về Hội giảng giáo viên dạy nghề Quốc gia tại Đà Nẵng
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thức làm việc với Sở Y tế
- Tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS
- Ngày hội nhân ái vì sức khỏe cộng đồng
Tin mới
- Tại sao phải sử dụng dịch vụ viết bài SEO?
- Đoàn đại biểu trường Đại học AKITA(Nhật Bản) do Giáo sư Noboru Yoshimura - Hiệu trưởng dẫn đầ
- Đảng uỷ trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức cho toàn thể Đảng viên
- công ty Vinacotrol và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã ký kết các văn bản hợp tác,
- Lễ trao học bổng của Công ty Fujitsu và Hãng Bảo hiểm nhân thọ Ace Life
Quảng cáo
Danh Ngôn Cuộc Sống
Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 106
- Hôm nay: 27996
- Tháng hiện tại: 823970
- Tổng lượt truy cập: 24422844
Ý kiến bạn đọc