Gặp mặt GS. JAMES F. CREMER đang giảng dạy tại ĐHBKHN và dại diện quỹ VEF

Đăng lúc: Thứ tư - 13/04/2016 04:44 - Người đăng bài viết: admin
Sáng ngày 12/5/2011, tại phòng khách C1, PGS. Nguyễn Cảnh Lương, Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng nhà trường và lãnh đạo phòng Quan hệ quốc tê, phòng Đào tạo đại học, Viện CNTT&TT đã thân mật tiếp GS. GS. James Farley Cremer, Khoa Khoa học máy tính Đại học Iowa, HoaKỳ. Tham gia buổi tiếp còn có bà Nguyễn Thị Thanh Phượng giám đốc Văn phòng VEF ở Việt Nam.
GS. Cremer nguyên là Trưởng Khoa Khoa học máy tính, Trường ĐH Iowa, đã làm việc tại Viện CNTT&TT từ 17/1/2011- 15/5/2011, theo tài trợ của Quỹ VEF.
 
GS. Cremer đã trực tiếp giảng dạy môn học Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Data Structure &Algorithms) cho lớp ICT- K54 chương trình CNTT&TT Tiếng Anh của Viện CNTT&TT, tham gia các hoạt động Xemina khoa học, trình bày kết quả nghiên cứu tại Hội thảo khoa học giữa Viện CNTT&TT và School of Computing, Đại học quốc Gia Singapore, tháng 3/2011.
 
Giáo sư Cremer cũng tích cực tham gia đánh giá các chương trình đào tạo đại học đang được Viện CNTT&TT xây dựng và hoàn thiện: Chương trình CNTT&TT giảng dạy bằng tiếng Anh, Chương trình đào tạo phiên bản 2009 cho các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Máy tính và Truyền thông. Giáo sư cũng tích cực tham quan, nhận xét, góp ý và đánh giá giáo trình cũng như công tác giảng dạy trong chương trình HEDSPI. Các ý kiến đóng góp quý báu, kinh nghiệm làm việc đã được Viện CNTT&TT trao đổi thảo luận và giúp ích rất nhiều trong công tác xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện giảng dạy.
 
Trong buổi tiếp, PGS. Nguyễn Cảnh Lương đã thay mặt nhà trường cám ơn GS. Cremer và quỹ VEF đã tạo điều kiện GS.Cremer làm việc một thời gian dài tại Viện CNTT&TT đem lại cơ hội học tập tốt với môi trường tiếng Anh bản xứ cho sinh viên chương trình ICT. Bên cạnh đó, các giảng viên của Viện cũng có điều kiện trao đổi học thuật, kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức nghiên cứu v.v...  một cách thường xuyên và chi tiết. GS.Cremer cũng có điều kiện để hiểu rõ môi trường làm việc tại Viện CNTT&TT nói riêng, trường ĐH Bách Khoa HN nói chung để từ đó có các ý kiến đóng góp rất quý báu.
GS. Cremer đánh giá cao chất lượng của sinh viên ĐHBK HN, đặc biệt là lớp ICT-K54, lớp đầu tiên trong chương trình Công nghệ thông tin và Truyền thông giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Theo Giáo sư, rất nhiều em sinh viên trong lớp đã học tập say mê, hoàn toàn có khả năng trở thành các chuyên gia giỏi, làm việc tốt trong môi trường quốc tế. GS. Cremer, cũng đánh giá cao chất lượng các chương trình đào tạo hiện đang xây dựng và thực hiện ở Viện CNTT&TT, ĐHBKHN.
 
Bà Nguyễn Thị Thanh Phương, thay mặt cho quỹ VEF, cám ơn lãnh đạo trường ĐHBK HN đã tạo điều kiện hợp tác, tạo điều kiện để các GS. Hoa Kỳ sang trường làm việc. Bà Phượng cũng đánh giá cao chất lượng của sinh viên ĐHBK HN. Bà Phương cho biết, theo thống kê của quỹ VEF, sinh viên ĐHBK HN chiếm tỷ lệ cao nhất trong những em đã được nhận học bổng của quỹ. Kết quả học tập của các em sinh viên ĐHBK HN ở các trường ĐH ở Mỹ cũng rất tốt, được các giáo sư Mỹ đánh giá cao. Thương hiệu ĐHBKHN là thương hiệu được khẳng định trong quỹ VEF, ở các trường đại học ở Mỹ nhận sinh viên tài trợ bởi VEF, đặc biệt trong ngành Khoa học máy tính.
PGS. Huỳnh Quyết Thắng, thay mặt Viện CNTT&TT, cám ơn nhà trường và quỹ VEF đã tạo điều kiện hợp tác chuyên môn giữa Viện và các trường ĐH ở Mỹ.
 
PGS. Huỳnh Quyết Thắng cũng thông báo trong năm học 2011-2012, Viện CNTT&TT sẽ tiếp tục đón nhận 01 GS của Hoa kỳ sang giảng dạy và 01 cán bộ của Viện sang Mỹ nghiên cứu theo tài trợ của quỹ VEF.
 
Buổi gặp mặt đã kết thúc trong không khí đầm ấm thận mật. GS. Cremer rất xúc động và vui mừng khi nhận được quà lưu niệm là kỷ niệm chương với Logo của ĐHBK HN.
 
Nguồn: Viện CNTT&TT ngày 12/5/2009

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 39
  • Khách viếng thăm: 35
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 16967
  • Tháng hiện tại: 276106
  • Tổng lượt truy cập: 17402291

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên