Hội thảo quốc tế “Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch và chế biến cây có củ - Dự án GRATITUDE”

Đăng lúc: Thứ bảy - 19/03/2016 08:52 - Người đăng bài viết: admin
Trong hai ngày 24 và 25/6/2014, tại P702 Thư viện Tạ Quang Bửu Trường ĐHBKHN, 50 nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đến từ 6 quốc gia thành viên của Dự án Gratitude gồm Vương quốc Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nigeria, Gha-na, Thái Lan và Việt Nam đã tham dự buổi giới thiệu một số kết quả của Dự án “Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch và chế biến cây có củ” (www.fp7-gratitude.eu)thuộc chương trình khung FP7 do Cộng đồng Châu Âu tài trợ.
Hội thảo có sự tham dự của GS Keith Tomlins - Đại học Greenwich (Vương Quốc Anh) Giám đốc dự án, Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về cây có củ (ISTRC);  PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBKHN; PGS Quản Lê Hà - Viện trưởng Viện CNSH&CNTP; PGS Tô Kim Anh – Viện CNSH&CNTP ĐHBKHN, Điều phối Dự án Gratitude tại Việt Nam và các chuyên gia đến từ những đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp của châu Âu, châu Phi và châu Á.

Các chuyên gia và thành viên của Dự án
Khai mạc Hội thảo, GS Keith Tomlins nhấn mạnh: “Hội thảo lần này nhằm mục tiêu quảng bá, giới thiệu một số kết quả và sản phẩm của dự án. Đặc biệt là các giải pháp công nghệ chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ phụ phẩm của ngành sắn và khoai mỡ với mục tiêu giảm thiểu tổn thất trong thu hoạch và chế biến cây có củ, quảng bá thông tin về sản phẩm; đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lợi nhuận, tạo công việc cũng như cải thiện đời sống cho người thu nhập thấp… mà hiện nay thế giới đặc biệt quan tâm”.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các kết quả nghiên cứu của Dự án như: Ứng dụng công nghệ sản xuất bột sắn chất lượng cao tại Việt Nam và Thái Lan; công nghệ sản xuất bột khoai mỡ chất lượng cao – HQYF (TS Nanam Tay Dziedzoave, Giám đốc Viện nghiên cứu Thực phẩm, Ghana); Công nghệ nuôi trồng nấm (TS Anton Sonnenberg, Đại học Wageningen, Hà Lan); Công nghệ sản xuất snack với phụ phẩm bia từ sắn (TS Wolfgang Tosch, SABMiller LTD). Các đại biểu cũng chia sẻ những vấn đề liên quan tới các hoạt động giới thiệu, thông tin và cơ hội quảng bá về sản phẩm của dự án tới các bên liên quan, an toàn thực phẩm...
“Dự án là cơ hội tốt cho Việt Nam tham gia hợp tác nghiên cứu cùng các đối tác hàng đầu của châu Âu, châu Phi, châu Á để giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch và trong chế biến khoai mỡ. Đây cũng là cơ hội trao đổi và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu của Việt Nam với các đối tác của dự án” - PGS Tô Kim Anh chia sẻ.

Cán bộ Viện CNSH&CNTP và các thành viên Dự án thăm cơ sở sản xuất nấm
Cũng trong khuôn khổ chương trình, Viện CNSH&CNTP đã phối hợp với các thành viên tham gia Dự án tổ chức khóa đào tạo “Nâng cao hiệu quả sản xuất xây dựng hình ảnh làng nghề” cho người dân tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội nhằm cung cấp những kiến thức về công nghệ ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm từ sắn và rong diềng, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các thành viên dự án cũng đến thăm Công ty TNHH xuất nhập khẩu KINOKO Thanh Cao (xãĐốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chuyên sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. Tại đây, các nhà nghiên cứu cùng chuyên gia trong và ngoài nước có cơ hội khảo sát thực tế, trao đổi chuyên môn, tăng cường hiểu biết về nền công nghiệp sản xuất và chế biến của Việt Nam.
GIỚI THIỆU DỰ ÁN GRATITUDE
Dự án ”Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch và trong chế biến cây có củ (GRATITUDE), do Viện Tài nguyên thiên nhiên (NRI), Trường Đại học Greenwich, Anh Quốc chủ trì cùng với sự hợp tác của 15 đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp của Châu Âu (Anh Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha), Châu Phi (Nigeria, Ghana) và Châu Á (Việt Nam và Thái Lan) để tìm ra các giải pháp giảm thiểu tổn thất trong thu hoạch và chế biến cây có củ (khoai mỡ và sắn); đồng thời nâng cao giá trị gia tăng của phụ phẩm thông qua chế biến phụ phẩm thành các sản phẩm có giá trị cao hơn, gia tăng vai trò của các loại cây lương thực này trong an ninh lương thực và thu nhập.
Tại Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường ĐHBKHN là đơn vị đại diện, chịu trách nhiệm chính thực hiện dự án.
GRATITUDE là dự án thuộc Chương trình khung 7 (FP7) do Cộng đồng châu Âu (EU) tài trợ với tổng kinh phí là 3,7 triệu euro và được thực hiện trong 3 năm 01/2012 – 12/2014.
 
 
Hoàng Anh
Ảnh: Trung Kiên
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 37
  • Hôm nay: 7427
  • Tháng hiện tại: 173291
  • Tổng lượt truy cập: 16903837

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên