Hội thảo “Giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tín hiệu GPS từ hệ thống vệ tinh định vị QZSS”

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/03/2016 22:13 - Người đăng bài viết: admin
Chiều ngày 10/3/2014, Trường ĐHBKHN đã phối hợp với Công ty NEC (Nhật Bản) tổ chức Hội thảo: “Giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tín hiệu GPS từ hệ thống vệ tinh định vị QZSS” tại phòng Hội thảo C2 của trường.
Chiều ngày 10/3/2014, Trường ĐHBKHN đã phối hợp với Công ty NEC (Nhật Bản) tổ chức Hội thảo: “Giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tín hiệu GPS từ hệ thống vệ tinh định vị QZSS” tại phòng Hội thảo C2 của trường.

Tham dự Hội thảo có PGS Đào Ngọc Chiến – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN), Phó chánh Văn phòng Ủy ban Vũ trụ Việt Nam; TS Nguyễn Phú Khánh – Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế; ông Mikuni Katsutoshi – Giám đốc dự án Công ty NEC; lãnh đạo các Viện, Trung tâm nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực vệ tinh, định vị; các chuyên gia, kỹ sư đến từ các đơn vị trong và ngoài Trường cùng sinh viên của các Viện đào tạo.

PGS Đào Ngọc Chiến – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN), 

Phó chánh Văn phòng Ủy ban Vũ trụ Việt Nam

Trong lời phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS Đào Ngọc Chiến đã nhấn mạnh: “Trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, việc ứng dụng định vị vệ tinh được ưu tiên phát triển hàng đầu”. Đồng thời, ông cũng hy vọng rằng: “Thông qua Hội thảo này, nhiều ý tưởng, trao đổi về mặt hợp tác cũng như kỹ thuật trong việc ứng dụng QZSS ở Việt Nam được đưa ra và triển khai trong thời gian tới”.

Ông Nguyễn Đăng Lữ - đại diện Công ty NEC trình bày về hệ thống vệ tinh định vị và giới thiệu những ứng dụng tiêu biểu của QZSS ở Nhật Bản. Các ứng dụng tiêu biểu trên điện thoại di động, ôtô, đường sắt, tàu thuyền, máy bay, xây dựng, nông nghiệp, tổ chức giáo dục, cơ quan nghiên cứu… đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia và sinh viên.

Ông Nguyễn Đăng Lữ - đại diện Công ty NEC đang giới thiệu về hệ thống vệ tinh định vị của Nhật Bản

Cũng trong Hội thảo này, Công ty NEC đã đánh giá rất cao nhiều ý tưởng sáng tạo hay của các sinh viên như: việc sử dụng vệ tinh định vị QZSS để chống tắc đường, giám sát tốc độ phương tiện tham gia giao thông, máy bay không người lái, gắn lên tàu giúp ngư dân phát hiện các vùng cá lớn…  Những ý tưởng này nếu được đầu tư nghiên cứu đầy đủ, kịp thời sẽ có ứng dụng rất thiết thực trong nhiều lĩnh vực của thực tiễn.

Vũ  Hương

Ảnh: Kim Chi

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 110
  • Hôm nay: 23681
  • Tháng hiện tại: 1041573
  • Tổng lượt truy cập: 23486918

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên