Hội thảo quốc tế Việt Pháp: “Tình hình nghiên cứu, ứng dụng vi nang trong lĩnh vực dệt may”

Đăng lúc: Thứ tư - 23/03/2016 02:14 - Người đăng bài viết: admin
Sáng ngày 4/12/2013, tại P202-C10 Trường ĐHBKHN đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế Việt – Pháp với chủ đề “Tình hình nghiên cứu ứng dụng vi nang trong lĩnh vực dệt may”.

Hội thảo do Viện Dệt may Da giầy và Thời trang - ĐHBKHN tổ chức với sự tham dự của PGS Emmanuel Beyou - đại diện trường ĐH Tổng hợp Claude Benard Lyon 1 (Pháp), đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh Viện Dệt may, Da giầy và Thời trang.

PGS Vũ Thị Hồng Khanh - Viện trưởng Viện Dệt may, Da giầy và Thời trang

Tại Hội thảo, PGS Vũ Thị Hồng Khanh – Viện trưởng Viện Dệt May, Da giầy và Thời trang đã phát biểu: “Hiện nay, xu hướng phát triển ngành dệt khá đa dạng, trong đó vật liệu dệt không chỉ ứng dụng trong những sản phẩm may mặc truyền thống mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với những tính năng đặc biệt như chống cháy, kháng khuẩn, làm dược liệu. Để tạo ra vật liệu chức năng dược liệu này, từ khoảng 10 năm trở lại đây các nhà khoa học vật liệu dệt trên thế giới đã tìm ra con đường đưa các hóa chất chức năng có chứa trong các nang rất nhỏ (kích cỡ micro và nano) lên vật liệu - một định hướng nghiên cứu mới sử dụng công nghệ vi nang ứng dụng trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam và trên thế giới”.

 

PGS Emmanuel Beyou, KS Pierre Alcouffe, TS Chu Diệu Hương (từ trái qua phải)

Trọng tâm của Hội thảo tập trung một số kỹ thuật sử dụng công nghệ vi nang trong lĩnh vực vật liệu dệt chức năng dược liệu cũng như một số kết quả đạt được hiện nay của các nhóm nghiên cứu. Hội thảo gồm 04 báo cáo trực tiếp, trong đó đáng chú ý là các báo cáo của TS Chu Diệu Hương – Phó Viện trưởng Viện Dệt may Da giầy & Thời trang và PGS Emmanuel Beyou về tình hình nghiên cứu ứng dụng vi nang, nghiên cứu vật liệu polyme (tính chất lưu biến và tính chất điện của polyme) và vật liệu sinh học.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài nghị định thư Việt Pháp Hoa sen - Lotus về hợp tác nghiên cứu sản xuất vải chức năng dược liệu sử dụng công nghệ tạo vi nang do Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang phối hợp với Phòng Thí nghiệm về vật liệu Polyme và vật liệu sinh học IMP-UMR 5233 thuộc Trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp thực hiện. Với sự hỗ trợ kinh phí của Bộ KH&CN, đề tài đã được Viện Dệt may, Da giầy và Thời trang triển khai từ năm 2012, thực hiện được gần 2 năm và dự kiến kết thúc vào năm 2014.    

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 152
  • Khách viếng thăm: 112
  • Máy chủ tìm kiếm: 40
  • Hôm nay: 34268
  • Tháng hiện tại: 1085835
  • Tổng lượt truy cập: 23531180

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên