Thầy và trò Trường nội trú Ninh Bình: Rưng rưng ngày trở lại
Đăng lúc: Chủ nhật - 15/11/2015 22:40 - Người đăng bài viết: admin
Chuyến trở về vùng Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, nhiều người rất vui , đã bao năm rồi không trở lại trường xưa, thăm lại nơi mình đã học hành trong lửa đạn, trui rèn ý chí cách mạng. Ở nơi đó, có những người dân vì cưu mang học sinh đã không tiếc mạng sống của mình
Thiếu tướng Trần Triều Dương, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh, bồi hồi xúc động: “Ở làng quê Tân Tiến, nhiều má, chị, anh coi chúng tôi là ruột thịt. Ngày trở về cũng cách xa hơn 40 năm, nhiều người đã mất, nhưng tôi tin ở đó vẫn còn những người trông đợi”…
Học sinh khoá 2, Trường Ninh Bình khi đó là những con em của cán bộ, của thương binh, của liệt sĩ, là niềm hy vọng cho cách mạng của địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung.
Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng Trường Ninh Bình năm xưa, nhớ lại: “Chúng tôi về đây, nhân dân là nhà, là quê hương, mảnh đất này là nơi chở che chúng tôi qua khói lửa chiến tranh, tạo điều kiện cho chúng tôi trau dồi kiến thức”.
Với trợ cấp 15 kg gạo/học sinh/tháng, không có bà con thì làm sao có lửa củi, có cá, có canh. Đời sống trong lúc chiến tranh ác liệt, ai cũng nơm nớp đạn bom, vậy mà tất cả bà con vùng Tân Tiến đã bao bọc ngôi trường trong vành đai an toàn của “lòng dân”.
Địch bố ráp, tất cả những học sinh đều là con hợp pháp của bà con, giặc không cách nào khai thác được. Có khi thấy những nơi chúng nghi là trường, mà thật ra chỉ là những căn chòi dã chiến, chúng đốt.
Thiếu tướng Trần Triều Dương ngậm ngùi: “Lúc đó có má hỏi, trường bị đốt, tụi bay học ở đâu?”. Vậy mà lớp vẫn học, có thầy giáo, có bà con ngã xuống, nhưng ngôi trường vẫn sừng sững giữa Tân Long, Tân Hoà, ấp 6 Bông Súng, ấp 9 Mặt Hậu.
Ở đó, những mầm non cách mạng vẫn không ngừng phát triển, cứng cáp để có một ngày trả nghĩa quê hương.
Trong ngày gặp mặt, những giọt nước mắt đã rơi. Rơi để nhớ những người đã khuất. Bà con nuôi dưỡng những học sinh Ninh Bình ngày đó nhiều người đã khuất. Ai cũng hỏi thăm, ai cũng ráng nhắc lại nơi mình nương náu bởi quê hương Tân Tiến giờ đây đổi khác quá.
Riêng bà con vùng Tân Tiến vẫn nhớ, bởi vì cha, chú, mẹ, chị vẫn nhắc nhớ những chuyện ngày xưa.
Ông Chín Hùng (Trương Thanh Hùng) tâm sự: “Anh em đi lâu lắm rồi, ngày trở về chúng tôi cũng không còn đầy đủ. Nhưng nhớ lắm”. Nhớ tụi học trò bẻ dừa, ăn trộm nước mưa, nhớ cả những đứa bị giặc bố ráp trốn ở “đìa cá trê” đau đớn nhưng không hề run sợ.
Rồi anh em cũng lớn lên, Trường Ninh Bình tới giờ có 5 vị tướng, nhiều người đã trở thành cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
Trong mỗi câu chuyện bao nhiêu là kỷ niệm cứ dâng đầy. Học sinh Trường Ninh Bình thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, cùng chia ngọt sẻ bùi với đồng bào vùng Tân Tiến. Có anh Việt lớp 6 ở nhà má Bảy Phát, ra trường tham gia quân giải phóng, chiến đấu dũng cảm và hy sinh. Hay tin, má Bảy đau xót và lập bàn thờ để ngày đêm hương khói.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Tươi, quê ở Thới Bình, đến với nhân dân và học sinh nơi đây bằng cả nhiệt huyết, tấm lòng. Cô đã hy sinh và nằm lại ở đất này. Bà con trong niềm tiếc thương vô hạn đã góp bộ ván ngựa nhà mình làm tấm áo quan che chở cho cô về nơi an nghỉ cuối cùng.
Còn bao nhiêu câu chuyện cảm động khác về mái trường Ninh Bình, về những người dân nghèo vật chất nhưng giàu nghĩa nặng tình của quê hương Tân Tiến. Giữa khói lửa chiến tranh, giữa vùng quê nghèo xa xôi, tình cảm con người, tinh thần hiếu học vẫn bền bỉ, toả sáng.
Tân Tiến giờ đây nhiều ngôi trường mới đã mọc lên, con em đến trường trong tự do, áo ấm cơm no, có lẽ đó là điều mà những học sinh năm xưa cảm thấy yên lòng nhất. Trở về đây, trở về Tân Tiến, có bao giờ quên được mái trường Ninh Bình năm ấy./.
Giáo dục Đầm Dơi giờ rất phát triển, khiến lòng những cựu học sinh Trường Ninh Bình thêm phấn khởi. |
Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng Trường Ninh Bình năm xưa, nhớ lại: “Chúng tôi về đây, nhân dân là nhà, là quê hương, mảnh đất này là nơi chở che chúng tôi qua khói lửa chiến tranh, tạo điều kiện cho chúng tôi trau dồi kiến thức”.
Với trợ cấp 15 kg gạo/học sinh/tháng, không có bà con thì làm sao có lửa củi, có cá, có canh. Đời sống trong lúc chiến tranh ác liệt, ai cũng nơm nớp đạn bom, vậy mà tất cả bà con vùng Tân Tiến đã bao bọc ngôi trường trong vành đai an toàn của “lòng dân”.
Địch bố ráp, tất cả những học sinh đều là con hợp pháp của bà con, giặc không cách nào khai thác được. Có khi thấy những nơi chúng nghi là trường, mà thật ra chỉ là những căn chòi dã chiến, chúng đốt.
Thiếu tướng Trần Triều Dương ngậm ngùi: “Lúc đó có má hỏi, trường bị đốt, tụi bay học ở đâu?”. Vậy mà lớp vẫn học, có thầy giáo, có bà con ngã xuống, nhưng ngôi trường vẫn sừng sững giữa Tân Long, Tân Hoà, ấp 6 Bông Súng, ấp 9 Mặt Hậu.
Ở đó, những mầm non cách mạng vẫn không ngừng phát triển, cứng cáp để có một ngày trả nghĩa quê hương.
Trong ngày gặp mặt, những giọt nước mắt đã rơi. Rơi để nhớ những người đã khuất. Bà con nuôi dưỡng những học sinh Ninh Bình ngày đó nhiều người đã khuất. Ai cũng hỏi thăm, ai cũng ráng nhắc lại nơi mình nương náu bởi quê hương Tân Tiến giờ đây đổi khác quá.
Riêng bà con vùng Tân Tiến vẫn nhớ, bởi vì cha, chú, mẹ, chị vẫn nhắc nhớ những chuyện ngày xưa.
Ông Chín Hùng (Trương Thanh Hùng) tâm sự: “Anh em đi lâu lắm rồi, ngày trở về chúng tôi cũng không còn đầy đủ. Nhưng nhớ lắm”. Nhớ tụi học trò bẻ dừa, ăn trộm nước mưa, nhớ cả những đứa bị giặc bố ráp trốn ở “đìa cá trê” đau đớn nhưng không hề run sợ.
Rồi anh em cũng lớn lên, Trường Ninh Bình tới giờ có 5 vị tướng, nhiều người đã trở thành cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
Trong mỗi câu chuyện bao nhiêu là kỷ niệm cứ dâng đầy. Học sinh Trường Ninh Bình thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, cùng chia ngọt sẻ bùi với đồng bào vùng Tân Tiến. Có anh Việt lớp 6 ở nhà má Bảy Phát, ra trường tham gia quân giải phóng, chiến đấu dũng cảm và hy sinh. Hay tin, má Bảy đau xót và lập bàn thờ để ngày đêm hương khói.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Tươi, quê ở Thới Bình, đến với nhân dân và học sinh nơi đây bằng cả nhiệt huyết, tấm lòng. Cô đã hy sinh và nằm lại ở đất này. Bà con trong niềm tiếc thương vô hạn đã góp bộ ván ngựa nhà mình làm tấm áo quan che chở cho cô về nơi an nghỉ cuối cùng.
Còn bao nhiêu câu chuyện cảm động khác về mái trường Ninh Bình, về những người dân nghèo vật chất nhưng giàu nghĩa nặng tình của quê hương Tân Tiến. Giữa khói lửa chiến tranh, giữa vùng quê nghèo xa xôi, tình cảm con người, tinh thần hiếu học vẫn bền bỉ, toả sáng.
Tân Tiến giờ đây nhiều ngôi trường mới đã mọc lên, con em đến trường trong tự do, áo ấm cơm no, có lẽ đó là điều mà những học sinh năm xưa cảm thấy yên lòng nhất. Trở về đây, trở về Tân Tiến, có bao giờ quên được mái trường Ninh Bình năm ấy./.
Những tin mới hơn
- Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau: 15 năm phát triển (15/11/2015)
- Vững bước trên đường xuân của Đảng (15/11/2015)
- Giáo dục và Đào tạo vươn lên đạt thành tích mới (15/11/2015)
- GIÁO DỤC CÀ MAU TRONG THỜI KỲ SAU GIẢI PHÓNG (1975-1996) (15/11/2015)
- Giáo dục U Minh khởi sắc (15/11/2015)
- Chất lượng giáo dục Cà Mau: nhìn từ những con số (15/11/2015)
- Tín hiệu vui từ chất lượng giáo dục mũi nhọn Thới Bình (15/11/2015)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH với công tác đào tạo giáo viên theo địa chỉ và liên kết đào tạo,bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên tại tỉnh Cà Mau (15/11/2015)
- Giáo dục Thới Bình qua những chặng đường phát triển (15/11/2015)
- Trường THPT Khánh Lâm: Nâng tầm chất lượng giáo dục (15/11/2015)
Những tin cũ hơn
- Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục Cà Mau: Nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. (15/11/2015)
- PHÚ TÂN: CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN NÂNG DẦN QUA CÁC HỘI THI (15/11/2015)
- Chất lượng giáo dục mũi nhọn ngành GD- ĐT Phú Tân: một năm nhìn lại (15/11/2015)
- NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU TIẾP TỤC PHÁT HUY THÀNH QUẢ CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC TRONG NĂM HỌC 2013-2014 (15/11/2015)
- NĂM HỌC 2012-2013 ĐÁNH DẤU MỘT BƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU MỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU (15/11/2015)
- Tưng bừng vào năm học mới! (15/11/2015)
- Giáo dục Cà Mau: Những dấu son đáng tự hào (15/11/2015)
- Giáo dục Thới Bình: Những mốc son đáng tự hào (15/11/2015)
- Giáo dục Năm Căn: Khởi sắc sau 10 năm tái lập huyện (15/11/2015)
- GIÁO DỤC CÀ MAU SAU 15 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG II (KHÓA VIII) VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (1997-2013) (15/11/2015)
Thông cáo báo chí
- Hơn 500 tân Thạc sĩ khóa 2012, 2013 nhận bằng tốt nghiệp
- Lễ kỷ niệm 55 năm đào tạo ngành Nhiệt – Lạnh và 15 năm thành lập Viện KH&CN Nhiệt - Lạnh (10/10/1960 - 10/10/2015)
- Lễ ra mắt Mạng lưới Cựu sinh viên ĐHBK Hà Nội
- Khai giảng khóa 11 Chương trình SEPT-MBA tại Hà Nội
- Thúc đẩy KH&CN vì sự phát triển bền vững của ngành Nhiệt – Lạnh
Hoạt động trường
- Đoàn đại biểu Ấn Độ sang thăm và trao đổi kinh nghiệm công tác giảng dạy chương trình khởi sự doanh nghiệp SIYB
- KHÓA ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TÌM KIẾM VIỆC LÀM VÀ KHỞI NGHIỆP
- Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội tổ chức nghi lễ chào cờ Tổ quốc, hát quốc ca và kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9
- KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
- Tiếp đoàn trường Đại học Keio, Nhật Bản
Tin nội bộ
- Trải nghiệm thực tế tại công ty Canon - Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội
- Hội thảo “Thực tế triển khai hoạt động lồng ghép bình đẳng giới trong các quy định đối với cán bộ, giáo viên trường nghề - khó khăn và giải pháp"
- Công đoàn trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tham gia Hội khỏe công nhân viên chức quận Đống Đa 2015
- Ngày hội Tôi yêu Tổ quốc tôi
- Chương trình Mùa đông ấm 2015
Sự kiện trường
- LỄ BẾ GIẢNG VÀ TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ (KHÓA 36) VÀ HỆ TRUNG CẤP NGHỀ (KHÓA 37)
- Một số hình ảnh về Hội giảng giáo viên dạy nghề Quốc gia tại Đà Nẵng
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thức làm việc với Sở Y tế
- Tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS
- Ngày hội nhân ái vì sức khỏe cộng đồng
Tin mới
- Tại sao phải sử dụng dịch vụ viết bài SEO?
- Đoàn đại biểu trường Đại học AKITA(Nhật Bản) do Giáo sư Noboru Yoshimura - Hiệu trưởng dẫn đầ
- Đảng uỷ trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức cho toàn thể Đảng viên
- công ty Vinacotrol và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã ký kết các văn bản hợp tác,
- Lễ trao học bổng của Công ty Fujitsu và Hãng Bảo hiểm nhân thọ Ace Life
Quảng cáo
Danh Ngôn Cuộc Sống
Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 149
- Khách viếng thăm: 143
- Máy chủ tìm kiếm: 6
- Hôm nay: 31470
- Tháng hiện tại: 824482
- Tổng lượt truy cập: 23269827
Ý kiến bạn đọc