GIÁO DỤC CÀ MAU SAU 15 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG II (KHÓA VIII) VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (1997-2013)

Đăng lúc: Chủ nhật - 15/11/2015 22:32 - Người đăng bài viết: admin
Không thể không vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu to lớn mà ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Cà Mau đã đạt được trong thời gian 15 năm qua, kể từ khi tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) về phát triển GD&ĐT bằng Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 26/3/1997 của Tỉnh ủy (khóa XI) và chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết trên
 Bởi khi được tái lập tỉnh (đầu năm 1997) thì điểm xuất phát của giáo dục Cà Mau so với Bạc Liêu có sự chênh lệch khá xa; Cà Mau  thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng giáo dục chậm phát triển; đặc biệt sau ảnh hưởng và tàn phá ghê gớm của cơn bảo số 5 (tháng 11-1997) thì cơ sở vật chất trường lớp của ngành GD&ĐT Cà Mau gần như phải xây dựng lại từ đầu. Tuy vậy, đến nay so với mặt bằng cả nước và trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì giáo dục Cà Mau vẫn còn độ chênh lệch về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, đội ngũ giáo viên, công tác quản lý, chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại. Vẫn còn đó những tiềm năng, tài năng và triển vọng của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Vì vậy, Cà Mau đang cần có những bứt phá mới trong giáo dục và đào tạo để bước tiếp vào thập niên thứ hai của thiên niên kỷ mới, của nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa.Nhìn lại chặn đường 15 năm qua của ngành GD&ĐT Cà Mau, chúng tôi nhận thấy hệ thống mạng lưới trường lớp từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học đã được địa phương qui hoạch và mở rộng tương đối hoàn chỉnh với sự phát triển khá cân đối của các cấp học, ngành học. Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng hoàn chỉnh và khang trang, sạch đẹp. Năm 1997 toàn tỉnh mới chỉ có 28 trường Mầm non, 196 trường TH, 68 trường THCS, 16 trường THPT, 05 Trung tâm GDTX; đến năm 2013 toàn tỉnh đã có 131 trường Mầm non (tăng 104 trường), 267 trường TH (tăng 74 trường), 117 trường THCS (tăng 53 trường), 31 trường THPT (tăng 17 trường), 10 Trung tâm GDTX, trung tâm KTTH và 06 trường CĐ, TCCN, Dạy nghề (tăng 06 trường). Số lượng học sinh, sinh viên tăng hàng năm, đến nay đã huy động được 97,9% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo; 99,6 % trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 98,69% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 83% tốt nghiệp THCS vào lớp 10; huy động trẻ từ 6-14 tuổi đi học đạt 99,8 %; tỷ lệ bỏ học ở tiểu học chiếm 1,58 %, THCS 2,50 %, THPT 5,04%. Tỷ lệ về số lớp trên 1 phòng học giảm dần, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được quan tâm đầu tư cơ bản theo hướng hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đảm bảo mức Trung ương giao, hàng năm chiếm gần 28% tổng chi ngân sách tỉnh; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục được cải thiện rõ rệt, có 74,73 % phòng học kiên cố, 25,27 %  phòng học bán kiên cố.
Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư xây dựng đến nay đã có 156 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 29%; công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến tích cực.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu ngày công hợp lý được đào tạo và bồi dưỡng cơ bản, tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn tăng cao, có tinh thần trách nhiệm tốt, nhiệt tình và say mê với công việc. Năm 1997 tỷ lệ giáo viên Mầm non đạt chuẩn 52,8%, TH đạt 55,7%, THCS đạt 66,12%, THPT đạt 93,9%, GDTX đạt 65,5%; đến năm 2013 giáo viên Mầm non đạt chuẩn 95% (tăng 42,2%), TH đạt 99,8% (tăng 44,1%), THCS đạt 93% (tăng 26,88%), THPT đạt 99,1% (tăng 05,2%), GDTX đạt 96% (tăng 30,5%). Có 65,89 % giáo viên mầm non, 73,80 % giáo viên tiểu học, 64,67 % giáo viên THCS và 5,84 % giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2008. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm; tỷ lệ xếp loại hai mặt giáo dục hạnh kiểm và học lực; tỷ lệ tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, trúng tuyển vào đại học, cao đẳng đạt mức khá cao trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (xem phụ lục). Giáo dục đạo đức, nếp sống và kiến thức văn hoá cho học sinh có tiến bộ, các nhà trường đã tham gia tích cực phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và các hoạt động xã hội, góp phần làm ổn định tình hình ở các địa phương trong tỉnh. Từ điểm xuất phát năm 1997 tỉnh Cà Mau không có cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh đã có 03 trường Cao đẳng, 03 trường Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề, một phân hiệu Đại học Bình Dương, một chi nhánh của trường đại học Tôn Đức Thắng và mạng lưới Trung tâm GDTX, trung tâm Dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng phủ kín 100% huyện, thành phố. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được nhiều người hưởng ứng với phong trào hiến đất xây dựng trường học, phong trào hỗ trợ kinh phí xây dựng trường học, hỗ trợ tiền đò, xe đạp, khuyến học, khuyến tài của nhiều mạnh thường quân, tập đoàn, công ty, doanh nghiệp và nhân dân. Kết thúc năm học 2012-2013 ngành GD&ĐT Cà Mau là một trong hai tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc toàn diện. Sự đóng góp của giáo dục Cà Mau 15 năm qua trong sự nghiệp trồng người ở địa phương là hết sức to lớn, không thể định lượng để đo lường và chiết tính được. Tuy nhiên, công bằng và khách quan mà đánh giá thì giáo dục Cà Mau vẫn còn nhiều vấn đề yếu kém, bất cập trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và địa phương. Đặc biệt là khi tỉnh nhà bắt tay vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; điều chúng tôi quan tâm trăn trở nhất là chất lượng và chất lượng thực của giáo dục còn nhiều yếu kém, hiệu quả đào tạo và hiệu quả sử dụng chưa cao; giữa giáo dục thành thị và nông thôn vẫn còn khoảng cách biệt khá xa, kết quả PCGDTHCS chưa thật sự ổn định và chắc chắn; số học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học vẫn còn cao (cao hơn tỷ lệ bình quân của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), việc xây dựng xã hội học tập, học tập cho mọi người còn khó khăn; kết quả đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh. Huy động học sinh tốt nghiệp THCS sang học nghề; phương pháp giáo dục còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, đào tạo thiếu gắn kết thực hành, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc; phương pháp giáo dục, thi cử, kiểm tra và đánh giá kết quả còn nhiều hạn chế.
Công tác quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thiếu đồng bộ; tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học nhất là tiến sĩ còn thấp so với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đầu tư cho giáo dục và cơ cấu tài chính còn bất cập, chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, còn mang tính bình quân, tỷ lệ chi cho hoạt động dạy học nhiều nơi chưa đảm bảo; cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng học bộ môn, phòng học ngoại ngữ, tin học, phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện đạt chuẩn còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; trường đạt chuẩn quốc gia tăng qua từng năm, song vẫn còn thấp so với chỉ tiêu.
Những thành tựu và kết quả nói trên, bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của nhân dân trong tỉnh; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy, tâm huyết của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự cố gắng nỗ lực học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên và gắn liền với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.
Những hạn chế, yếu kém nhiều nguyên nhân, trước hết là việc cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và lúng túng. Việc tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục - đào tạo ở địa phương có mặt hạn chế nhất định. Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp... chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp trông chờ, ỷ lại nhà nước còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình trong tỉnh chưa chặt chẽ. Nguồn lực của tỉnh và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho con em học tập còn thấp so với yêu cầu.
Từ thực tiễn cái được và chưa được của giáo dục Cà Mau trong 15 năm qua; nay để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) và Chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết trên, chúng tôi có thể rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức chỉ đạo như sau:
Thứ nhất là, theo tôi để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì yếu tố quan trọng đầu tiên mang tính quyết định đó là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là vấn đề mà chúng ta cần nhận thức lại một cách đầy đủ và rất cần một sự thay đổi. Ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị 40/CT-TW về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Chỉ thị đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo.
Đánh giá về đội ngũ nhà giáo tỉnh Cà Mau hiện nay, trước hết về số lượng, hiện nay đội ngũ giáo viên các cấp trong ngành giáo dục Cà Mau cơ bản đáp ứng đủ cho yêu cầu của sự nghiệp giáo dục địa phương, tuy nhiên vẫn còn tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu cục bộ và không đồng bộ các bộ môn. Do đặc điểm địa lý là vùng đất cực Nam Tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, giao thông đi lại khó khăn, nhiều nơi thuộc vùng sâu, vùng xa nên ngành giáo dục Cà Mau nhận sự chi viện của giáo viên cả nước. Vì vậy, đến nay đội ngũ nhà giáo Cà Mau như đủ mặt các nhà giáo từ các vùng miền, từ các tỉnh thành trong cả nước hội tụ. Từ đó, đội ngũ giáo viên ở Cà Mau hết sức phong phú, đa dạng của sự pha trộn các đặc điểm văn hóa vùng miền. Tinh thần thái độ phục vụ hầu hết các nhà giáo ở Cà Mau đều tâm quyết với nghề, gắn bó mật thiết với trường, với lớp, với học sinh, tận tụy với nghề nghiệp, với công việc đã thực hiện tốt thiên chức cao quý của nhà giáo là “trồng người”. Tin tưởng rằng, nếu phát huy tốt đội ngũ nhà giáo nêu trên, chất lượng giáo dục Cà Mau sẽ sớm bứt phá, vươn lên và thoát ra khỏi “vùng trũng giáo dục” của toàn quốc.
Thứ hai là, góp phần làm nên chất lượng giáo dục bền vững cho vùng sông nước Cà Mau đã qua và sắp tới tôi cho rằng đó là kết quả của sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường, lớp  và thiết bị dạy học. Một điều hết sức phấn khởi là, những năm gần đây tỷ lệ ngân sách địa phương chi cho giáo dục tăng đều mỗi năm, bình quân từ 25 đến 30% tổng chi ngân sách địa phương. Hiện nay, ngành GD&ĐT Cà Mau đã xây dựng xong Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo Cà Mau đến năm 2020, Đề án xây dựng các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015, Đề án phổ cập mẫu giáo 5 tuổi Đề án dạy ngoại ngữ đến năm 2020, Đề án quy hoạch nguồn nhân lực ngành GD&ĐT đã được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt trong đó đều có tập trung giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trường, lớp... Bên cạnh đó, từ nhiều nguồn vốn khác nhau và từ công tác xã hội hóa giáo dục, ngành giáo dục Cà Mau tiếp tục ưu tiên đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các nhà trường đồng thời chỉ đạo tổ chức sử dụng và quản lí hiệu quả. Hi vọng rằng vấn đề cơ sở hạ tầng trường sở và trang thiết bị phục vụ dạy học ở Cà Mau trong thời gian sắp tới sẽ được cải thiện và tăng cường, góp phần làm nên chất lượng giáo dục bền vững ở vùng Đất Mũi này.
Thứ ba là, góp phần quan trọng làm nên chất lượng giáo dục bền vững cho vùng sông nước Cà Mau đã qua và sắp tới đó là xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi, trước hết phải xây dựng mỗi trường học thực sự là trung tâm văn hóa của khu dân cư nơi trường đứng chân. Môi trường giáo dục thuận lợi là làm cho mỗi trường học thực sự là “trường học thân thiện, học sinh tích cực” là trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cán bộ, giáo viên, học sinh và mọi người đều yêu trường, mến trường, có ý thức không ngừng bổ sung hoàn thiện môi trường giáo dục ở trong và ngoài nhà trường.
Môi trường giáo dục thuận lợi mà Cà Mau đang làm đó là xây dựng mỗi nhà trường đảm bảo đạt chuẩn “trường học thân thiện, học sinh tích cực” luôn “Xanh, sạch, đẹp”, luôn thân thiện và gần gũi với từng học sinh, có sức thu hút đối với các em, các em khao khát được đến trường mỗi ngày. Mỗi ngày đến trường thực sự là một niềm vui đối với học sinh.
Môi trường giáo dục thuận lợi còn là từng gia đình học sinh, là cộng đồng dân cư nơi nhà trường đứng chân và nơi gia đình các em học sinh cư trú. Phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, ngành giáo dục Cà Mau đã và đang chủ trì, phối hợp.
Theo chiều hướng phát triển này tôi tin chắc rằng, toàn ngành GD&ĐT Cà Mau sẽ phấn khởi đón nhận và triển khai một cách tốt nhất, hiệu quả nhất Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
 Phụ lục 1
THỐNG KÊ SỐ LIỆU TRƯỜNG, LỚP HỌC SINH
NĂM HỌC 2012-2013 VÀ 2013-2014
 
CHỈ TIÊU Cuối năm 2012-2013 Đầu năm 2013-2014 So sánh
(2) và  (1)
(1) (2) Tăng Giảm
TRƯỜNG 553 554 X X
Nhà trẻ, Mẫu giáo 130 131 1 -1
Tiểu học 267 267 0 0
Trung học cơ sở 117 117 0 0
Trung học phổ thông 30 31 1 -1
Trung tâm GDTX 9 8 -1 1
LỚP 8718 8673 X X
Nhà trẻ, Mẫu giáo 1277 1231   46
Tiểu học 4899 4850   49
Trung học cơ sở 1.90 1881   -1879.21
Trung học phổ thông 629 635 6 -6
Bổ túc THCS 48 9 -39 39
Bổ túc THPT 75 67 -8 8
HỌC SINH, SINH VIÊN 237444 243633 X X
Nhà trẻ, Mẫu giáo 32800 31285 -1,515.000 1,515
Tiểu học 119673 119881 208 -208
Trung học cơ sở 59826 67475 7649 -7649
Trung học phổ thông 22497 23187 690 -690
Bổ túc THCS 845 192 -653 653
Bổ túc THPT 1803 1613 -190 190
HỌC SINH BỎ HỌC (%)        
Tiểu học 1,58      
Trung học cơ sở 2,50      
Trung học phổ thông 5,04      
 
 Phụ lục 2
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN
NĂM HỌC 2013-2014
 1. Số lượng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên:
TT Chỉ tiêu MN-MG Tiểu học THCS THPT Tổng cộng
1 Cán bộ quản lý 239 596 253 78 1166
2 Giáo viên 1460 6660 4042 1660 13822
3 Nhân viên 505 831 456 190 1982
Tổng số 2204 8087 4751 1928 16970
                           2.Trình độ đào tạo của giáo viên:
 
TT Cấp học Số lượng giáo viên Tỷ lệ %
Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn
1 Mầm non 962 480 18 65.89 32.88 1.23
2 Tiểu học 4915 1744 01 73.80 26.19 1.01
3 Trung học cơ sở 2614 1386 42 64.67 34.29 1.04
4 Trung học phổ thông 97 1561 2 5.84 94.04 0.12
Tổng số 8588 5171 63 62.13 37.41 0.46
 

Phụ lục 3
KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM VÀ HỌC LỰC HỌC SINH PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2011-2012 VÀ 2012-2013
 1. Cấp Tiểu học
a) Hạnh kiểm
Năm học Tổng số Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
2011-2012 121516 121331 99,85% 185 0,15%
2012-2013 119673 119558 99,9% 115 0,1%
                   
b) Học lực
Năm học Tổng số Giỏi Khá TB Yếu
2011-2012 121516 36535
30,07%
39509
32,51%
42129
34,67%
3343
2,75%
2012-2013 119673 46614
39,0%
41575
34,7%
29335
24,5%
2149
1,8%
2 Cấp Trung học
a) Trung học cơ sở
Hạnh kiểm
Năm học Tổng số Tốt Khá TB Yếu
2011-2012  
56190
 
43109
76,72%
11418
20,32%
1598
2,84%
65
0,12%
2012-2013 59826 46819
78,26%
11563
19,33%
1374
2,30%
70
0,12%
 
Học lực
Năm học Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém
2011-2012 56190 6088
10,83%
19300
34,35%
25959
46,20%
4655
8,28
188
0,33
2012-2013 59826 6287
10,51%
20,695
34,59%
28250
47,22%
4402
7,36%
192
0,32%
        
b) Trung học phổ thông
Hạnh kiểm
Năm học Tổng số Tốt Khá TB Yếu
2011-2012  
22885
 
14970
65,41%
6565
28,69%
1232
5,38%
118
0,52%
2012-2013 22497 14967
66,53%
6272
27,88%
1138
5,06%
120
0,53%
Học lực
Năm học Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém
2011-2012 22885 870
3,80%
5921
25,87%
10770
47,06%
5048
22,06%
276
1,21%
2012-2013 22497 949
4,22%
6228
27,68
10300
45,78%
4763
21,17%
257
1,14%
 

 Phụ lục 4
 
KẾT QUẢ XÉT HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC, TỐT NGHIỆP THCS, THPT  NĂM 2012 VÀ NĂM 2013
 
Cấp học Tổng số HS
dự xét/dự thi TN
Tổng số HS
tốt nghiệp
Tỉ lệ % So sánh tỉ lệ TN 2013 với 2012
2011-2012 2012-2013 2011-2012 2012-2013 2011-2012 2012-2013 Tăng Giảm
Tiểu học 21631 22005 21588 22002 99,80 99,90 0,10  
THCS 10979 10279 10803 10229 98,40 99,50 1,10  
BT.THCS 169* 371* 168* 366* 99,40 98,70   0,70
THPT 6894 7023 6827 6948 99,02 98,93   0,09
BT.THPT 1238 817 1165 710 94,10 88,75   5,35
 
Phụ lục 5
THỐNG KÊ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT NĂM HỌC 2013-2014
 
Số
TT
Bậc học, cấp học Tổng số trường Tổng số phòng học Trong đó
Phòng kiên cố Phòng bán kiên cố Phòng mượn, nhờ
1.              Mầm non 130 888 420 386 82
2.             Tiểu học 267 4112 2576 1536  
3.             Trung học cơ sở 117 1611 1484 127  
4.             Trung học phổ thông 30 581 511 70  
5.             Trung tâm GDTX 09 100 48 18 34
6.             Trường Cao đẳng, TCCN 05 1294 1285 9  
7.             Trung tâm KT,TH-HN 01 10 8 2  
8.             Trường Nuôi dạy trẻ KT 01 11 11 0  
Cộng 560 8607 6343 2148 116
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 46
  • Khách viếng thăm: 42
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 8107
  • Tháng hiện tại: 396561
  • Tổng lượt truy cập: 17522746

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên