Giáo dục Cà Mau: Những dấu son đáng tự hào

Đăng lúc: Chủ nhật - 15/11/2015 22:35 - Người đăng bài viết: admin
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2012-2013 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2013-2014 được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, vào ngày 20/7/2013, ngành Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) Cà Mau được vinh danh là 1 trong 2 tỉnh, thành phố của ĐBSCL và là 1 trong 19 tỉnh, thành phố của cả nước được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc, tiêu biểu toàn diện.
Đó là sự ghi nhận cả quá trình trưởng thành của nền giáo dục ở địa phương có xuất phát điểm vô cùng khó khăn.

Cùng với nhân dân cả nước, sau giải phóng, Cà Mau nhanh chóng bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo những tàn dư của chế độ cũ. Là tỉnh cực Nam Tổ quốc, vừa là vùng chiến tranh ác liệt, đây lại là vùng trọng điểm chính sách bình định của Mỹ - ngụy, nên nhân dân ít có điều kiện học tập.

 

 
 Nữ sinh Trường THPT U Minh hôm nay.
Xác định tri thức là nền tảng xây dựng xã hội, từ trong chiến tranh, dưới sự chỉ đạo của Đảng và quyết tâm của cán bộ, nhân dân, giáo dục Cà Mau từng lúc thu nhỏ, bám sát từng cụm, từng nhà dân để tổ chức giảng dạy, học tập.

Những sử liệu, tài liệu nghiên cứu về giáo dục Cà Mau trong suốt thời kỳ kháng chiến và giai đoạn đầu kiến thiết quê hương cho thấy những kỳ tích của ngành giáo dục. Năm 1976, trước bộn bề khó khăn những ngày đầu độc lập, toàn tỉnh Minh Hải (Cà Mau - Bạc Liêu) có 142 trường học, quy mô đào tạo 105.500 học sinh. 

Đến năm 1999, chỉ tính riêng Cà Mau (Minh Hải chia tách thành Cà Mau và Bạc Liêu năm 1997) đã có 379 trường học, 11.261 cán bộ, giáo viên và quy mô trên 287.000 học sinh. Mạng lưới trường lớp đã trải rộng khắp các xóm ấp, địa bàn vùng khó khăn của tỉnh.

Đến năm 2005, bình quân 4 người dân có 1 người đi học. So với 30 năm trước (1975) số trường học các cấp tăng 4 lần, lượng học sinh tăng gấp 3 lần; ngân sách địa phương chi cho giáo dục hằng năm chiếm từ 22-25% trong tổng chi ngân sách địa phương. Điều này càng minh chứng thêm sự quan tâm và ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục. Năm 1998, Cà Mau được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. 

Đến năm 2003, TP Cà Mau hoàn thành phổ cập THCS; năm 2004 các huyện U Minh, Cái Nước, Phú Tân cũng hoàn thành chương trình này. Từ đây, Cà Mau chấm dứt tình trạng thiếu giáo viên tiểu học, THCS.

Toàn tỉnh có trên 100 cán bộ, giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học. Toàn ngành giáo dục khi đó có đến 24.000 cán bộ, đảng viên, chiếm khoảng 16% lực lượng ngành.

Năm 2011, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Quyết định số 1714/QĐ-UBND ngày 4/11/2011 về phát triển giáo dục Cà Mau. Mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng và phát triển hệ thống GD&ĐT Cà Mau bảo đảm quy mô và chất lượng, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, đáp ứng căn bản yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng con người mới có văn hoá, nhân cách, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, ý thức làm chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm công dân, cùng cộng đồng dân cư phấn đấu sớm đưa tỉnh Cà Mau thành tỉnh phát triển khá của cả nước”.

Đến nay, toàn tỉnh có 562 đơn vị trường học của các bậc học phổ thông, 238.828 học sinh (có 143 trường mầm non, phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia). Từ điểm xuất phát năm 1997, tỉnh Cà Mau không có cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng phủ kín 100% huyện, thành phố. 

Tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện tốt Đề án phổ cập giáo dục mầm non, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Kết quả toàn tỉnh có 18 xã, phường hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; 100% xã, phường, huyện, thành phố tiếp tục đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ cho người lớn, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS./.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 287
  • Khách viếng thăm: 285
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 42971
  • Tháng hiện tại: 817928
  • Tổng lượt truy cập: 24416802

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên