Giải pháp quản lý thư viện tự động bằng công nghệ RFID
Đăng lúc: Thứ hai - 14/03/2016 04:33 - Người đăng bài viết: admin
Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification – Nhận dạng bằng sóng vô tuyến là một sự kết hợp giữa công nghệ dựa trên sóng radio và con chíp điện tử) đang trở thành công nghệ được nhiều thư viện trên thế giới sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. RFID là một công nghệ mới, tiên tiến hơn so với công nghệ thẻ từ và mã vạch đang được sử dụng hiện nay vì những ưu điểm vượt trội, tạo ra một môi trường thư viện hiệu quả, liền mạch và tự phục vụ. Đây là nội dung quan trọng được đề cập trong Hội thảo “Giải pháp quản lý thư viện tự động bằng công nghệ RFID”.
Ngày 21/04/2015, Thư viện Tạ Quang Bửu (TQB) Trường ĐHBK Hà Nội phối hợp cùng Công ty Cổ phần Giáo dục (CPGD) Đại Trường Phát tổ chức Hội thảo “Giải pháp quản lý thư viện tự động bằng công nghệ RFID” tại phòng 702, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nội. Hội thảo có sự tham dự của ông Đào Mạnh Thắng – Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; TS Vũ Dương Thúy Ngà – Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTT&DL; TS Nguyễn Huy Chương - Chủ tịch liên hiệp Thư viện các trường ĐH phía Bắc; ông Đoàn Văn Lộc – Tổng Giám đốc Công ty CPGD Đại Trường Phát; ông Cameron Cumming - Giám đốc kinh doanh, Công ty Invengo Technology Singapore; Giám đốc thư viện các trường ĐH cùng đại diện các lãnh đạo, cán bộ đến từ 55 đơn vị thư viện trường đại học trong cả nước. Về phía Trường ĐHBK Hà Nội có PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng; ThS Hà Thị Huệ - Giám đốc Thư viện Tạ Quang Bửu; đại diện Phòng Khoa học Công nghệ, Phòng Đào tạo Đại học và các cán bộ thư viện Trường tham dự.
PGS Phạm Hoàng Lương phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, PGS Phạm Hoàng Lương cho biết: “Cùng với sự phát triển của các viện nghiên cứu, trường ĐH trong đó có Trường ĐHBK Hà Nội, công tác quản lý thư viện luôn gắn liền với hoạt động hiện đại hóa các công cụ phương tiện, phần mềm quản trị giúp độc giả thuận tiện trong tiếp cận nguồn học liệu cũng như phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. RFID là một trong những giải pháp tối ưu bởi những lợi ích, ưu việt mang lại khi thư viện sử dụng RFID với tính hiệu quả, an toàn, thường xuyên…”.
Với tính năng ba trong một (lưu thông - an ninh - kiểm kê), RFID không những tối ưu hóa quỹ thời gian của nhân viên thư viện, đem lại sự thuận tiện, đảm bảo tính riêng tư của bạn đọc khi sử dụng quầy mượn trả tự động mà còn phù hợp với việc quản lý thư viện. Đầu năm 2000, công nghệ RFID đã được đưa vào ứng dụng tại một số thư viện của Việt Nam, trong đó có thư viện Tạ Quang Bửu của ĐHBK Hà Nội, thư viện ĐH Giao thông Vận tải, thư viện trung tâm ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh…
So với công nghệ thẻ từ và mã vạch hiện nay, RFID được các chuyên gia đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội: tự động hóa hoạt động mượn, trả và phân loại tự động tài liệu; khả năng chống trộm tốt (Hệ thống an ninh sử dụng công nghệ RFID có khả năng phát hiện tài liệu với khoảng cách xa và trong không gian 3 chiều); độ bền của thẻ cao; kiểm kê nhanh chóng… Tuy nhiên, RFID cũng có những điểm hạn chế như: kinh phí đầu tư còn cao, các thẻ RFID dễ bị đánh cắp hơn so với thẻ từ, có thể bị nhiễu sóng khi bị bọc kín trong kim loại...
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, đại diện Công ty CPGD Đại Trường Phát đã giới thiệu về giải pháp thư viện điện tử, quản lý thư viện tự động bằng công nghệ RFID và các công nghệ hiện đại cho thư viện mở. Nhiều chuyên gia, đại diện đơn vị thư viện các trường ĐH đã đưa ra những câu hỏi xoay quanh các giải pháp sử dụng công nghệ RFID nhằm tiết kiệm thời gian cho bạn đọc trong hoạt động mượn trả sách; đơn giản hóa các hoạt động thư viện; thuận tiện trong kiểm soát tần suất sử dụng sách.
Ngày 21/04/2015, Thư viện Tạ Quang Bửu (TQB) Trường ĐHBK Hà Nội phối hợp cùng Công ty Cổ phần Giáo dục (CPGD) Đại Trường Phát tổ chức Hội thảo “Giải pháp quản lý thư viện tự động bằng công nghệ RFID” tại phòng 702, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nội. Hội thảo có sự tham dự của ông Đào Mạnh Thắng – Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; TS Vũ Dương Thúy Ngà – Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTT&DL; TS Nguyễn Huy Chương - Chủ tịch liên hiệp Thư viện các trường ĐH phía Bắc; ông Đoàn Văn Lộc – Tổng Giám đốc Công ty CPGD Đại Trường Phát; ông Cameron Cumming - Giám đốc kinh doanh, Công ty Invengo Technology Singapore; Giám đốc thư viện các trường ĐH cùng đại diện các lãnh đạo, cán bộ đến từ 55 đơn vị thư viện trường đại học trong cả nước. Về phía Trường ĐHBK Hà Nội có PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng; ThS Hà Thị Huệ - Giám đốc Thư viện Tạ Quang Bửu; đại diện Phòng Khoa học Công nghệ, Phòng Đào tạo Đại học và các cán bộ thư viện Trường tham dự.
PGS Phạm Hoàng Lương phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, PGS Phạm Hoàng Lương cho biết: “Cùng với sự phát triển của các viện nghiên cứu, trường ĐH trong đó có Trường ĐHBK Hà Nội, công tác quản lý thư viện luôn gắn liền với hoạt động hiện đại hóa các công cụ phương tiện, phần mềm quản trị giúp độc giả thuận tiện trong tiếp cận nguồn học liệu cũng như phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. RFID là một trong những giải pháp tối ưu bởi những lợi ích, ưu việt mang lại khi thư viện sử dụng RFID với tính hiệu quả, an toàn, thường xuyên…”.
Với tính năng ba trong một (lưu thông - an ninh - kiểm kê), RFID không những tối ưu hóa quỹ thời gian của nhân viên thư viện, đem lại sự thuận tiện, đảm bảo tính riêng tư của bạn đọc khi sử dụng quầy mượn trả tự động mà còn phù hợp với việc quản lý thư viện. Đầu năm 2000, công nghệ RFID đã được đưa vào ứng dụng tại một số thư viện của Việt Nam, trong đó có thư viện Tạ Quang Bửu của ĐHBK Hà Nội, thư viện ĐH Giao thông Vận tải, thư viện trung tâm ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh…
So với công nghệ thẻ từ và mã vạch hiện nay, RFID được các chuyên gia đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội: tự động hóa hoạt động mượn, trả và phân loại tự động tài liệu; khả năng chống trộm tốt (Hệ thống an ninh sử dụng công nghệ RFID có khả năng phát hiện tài liệu với khoảng cách xa và trong không gian 3 chiều); độ bền của thẻ cao; kiểm kê nhanh chóng… Tuy nhiên, RFID cũng có những điểm hạn chế như: kinh phí đầu tư còn cao, các thẻ RFID dễ bị đánh cắp hơn so với thẻ từ, có thể bị nhiễu sóng khi bị bọc kín trong kim loại...
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, đại diện Công ty CPGD Đại Trường Phát đã giới thiệu về giải pháp thư viện điện tử, quản lý thư viện tự động bằng công nghệ RFID và các công nghệ hiện đại cho thư viện mở. Nhiều chuyên gia, đại diện đơn vị thư viện các trường ĐH đã đưa ra những câu hỏi xoay quanh các giải pháp sử dụng công nghệ RFID nhằm tiết kiệm thời gian cho bạn đọc trong hoạt động mượn trả sách; đơn giản hóa các hoạt động thư viện; thuận tiện trong kiểm soát tần suất sử dụng sách.
Cùng với việc triển khai dự án Thư viện điện tử năm 2006, Thư viện Tạ Quang Bửu đã được Trường ĐHBK Hà Nội đầu tư các trang thiết bị và phần mềm tích hợp để áp dụng công nghệ RIFD. Các trang thiết bị hiện có: cổng kiểm soát an ninh RFID; trạm lập trình; trạm lưu thông; thẻ chip RFID; máy tính PC; thiết bị kiểm kê; phần mềm Virtua hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu tích hợp công nghệ RFID vào công tác tự động hóa thư viện. Hiện, Thư viện đã dán 1.000 thẻ RFID trên 1.000 cuốn tài liệu ngoại văn quý hiếm đặt tại phòng đọc chuyên ngành (Phòng 411). Bên cạnh đó, Thư viện vẫn áp dụng phương thức quản lý tài liệu bằng thẻ từ - mã vạch là chính. Thư viện hiện chủ yếu sử dụng RFID cho mục đích an ninh mà chưa khai thác hết các tính năng ưu việt của công nghệ này. Định hướng trong tương lai, Thư viện TQB sẽ áp dụng công nghệ RFID với các tính năng đa dạng trên nhiều nguồn tài liệu hơn nữa. |
Hoàng Anh
Ảnh: Trung Kiên
Từ khóa:
công nghệ, kết hợp, trở thành, thư viện, thế giới, sử dụng, nâng cao, hiệu quả, hoạt động, tiên tiến, hiện nay, ưu điểm, môi trường, phục vụ, nội dung, quan trọng, hội thảo, giải pháp, quản lý, tự động, hà nội
Những tin mới hơn
- KOICA và ĐHBK Hà Nội tiếp tục tăng cường hợp tác đào tạo và phát triển công nghệ (14/03/2016)
- Lễ trao bằng Thạc sỹ Chương trình SEPT khóa 8 (14/03/2016)
- Đào tạo chuyên gia ICT: gắn kết công nghệ với thực tiễn (14/03/2016)
- Viện Dệt may-Da giầy và Thời trang tổ chức Hội thảo và ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty DelCam (14/03/2016)
- Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội đón nhận cờ thi đua (14/03/2016)
- Lễ khai giảng khóa đào tạo thạc sĩ đợt 1 năm 2015 (14/03/2016)
- Lễ khai giảng khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in (14/03/2016)
- Giải thể thao truyền thống Công đoàn năm 2015 (14/03/2016)
- Giới thiệu công nghệ lò phản ứng hạt nhân nước sôi (14/03/2016)
- Quỹ học bổng Lương Văn Can (14/03/2016)
Những tin cũ hơn
- Lễ trao bằng tốt nghiệp cho 47 tân tiến sĩ (14/03/2016)
- Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 20 về các hệ cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng tiến tiến (DASFAA2015) (14/03/2016)
- Trường ĐHBK Hà Nội đứng Nhất toàn đoàn tại kỳ thi Olympic Toán sinh viên toàn quốc năm 2015 (14/03/2016)
- Hợp tác kinh tế và khoa học giữa doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam và CHLB Đức (14/03/2016)
- Khai trương Chương trình hợp tác đào tạo về phần mềm nguồn mở đầu tiên tại Trường ĐHBK Hà Nội (14/03/2016)
- Hội nghị học tập, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 10 khóa XI (14/03/2016)
- Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giữa Trường ĐHBK Hà Nội và Công ty RALACO (14/03/2016)
- Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu phát triển công nghệ không dây (14/03/2016)
- Ba bí quyết thành công của CEO Samsung tại Việt Nam (14/03/2016)
- Khai giảng lớp học kỹ thuật nhiếp ảnh (14/03/2016)
Thông cáo báo chí
- Hơn 500 tân Thạc sĩ khóa 2012, 2013 nhận bằng tốt nghiệp
- Lễ kỷ niệm 55 năm đào tạo ngành Nhiệt – Lạnh và 15 năm thành lập Viện KH&CN Nhiệt - Lạnh (10/10/1960 - 10/10/2015)
- Lễ ra mắt Mạng lưới Cựu sinh viên ĐHBK Hà Nội
- Khai giảng khóa 11 Chương trình SEPT-MBA tại Hà Nội
- Thúc đẩy KH&CN vì sự phát triển bền vững của ngành Nhiệt – Lạnh
Hoạt động trường
- Đoàn đại biểu Ấn Độ sang thăm và trao đổi kinh nghiệm công tác giảng dạy chương trình khởi sự doanh nghiệp SIYB
- KHÓA ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TÌM KIẾM VIỆC LÀM VÀ KHỞI NGHIỆP
- Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội tổ chức nghi lễ chào cờ Tổ quốc, hát quốc ca và kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9
- KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
- Tiếp đoàn trường Đại học Keio, Nhật Bản
Tin nội bộ
- Trải nghiệm thực tế tại công ty Canon - Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội
- Hội thảo “Thực tế triển khai hoạt động lồng ghép bình đẳng giới trong các quy định đối với cán bộ, giáo viên trường nghề - khó khăn và giải pháp"
- Công đoàn trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tham gia Hội khỏe công nhân viên chức quận Đống Đa 2015
- Ngày hội Tôi yêu Tổ quốc tôi
- Chương trình Mùa đông ấm 2015
Sự kiện trường
- LỄ BẾ GIẢNG VÀ TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ (KHÓA 36) VÀ HỆ TRUNG CẤP NGHỀ (KHÓA 37)
- Một số hình ảnh về Hội giảng giáo viên dạy nghề Quốc gia tại Đà Nẵng
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thức làm việc với Sở Y tế
- Tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS
- Ngày hội nhân ái vì sức khỏe cộng đồng
Tin mới
- Tại sao phải sử dụng dịch vụ viết bài SEO?
- Đoàn đại biểu trường Đại học AKITA(Nhật Bản) do Giáo sư Noboru Yoshimura - Hiệu trưởng dẫn đầ
- Đảng uỷ trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức cho toàn thể Đảng viên
- công ty Vinacotrol và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã ký kết các văn bản hợp tác,
- Lễ trao học bổng của Công ty Fujitsu và Hãng Bảo hiểm nhân thọ Ace Life
Quảng cáo
Danh Ngôn Cuộc Sống
Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 142
- Hôm nay: 33366
- Tháng hiện tại: 157936
- Tổng lượt truy cập: 23756810
Ý kiến bạn đọc