Đào tạo chuyên gia ICT: gắn kết công nghệ với thực tiễn

Đăng lúc: Thứ hai - 14/03/2016 04:38 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 06/04/2015, trong khuôn khổ dự án đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT), Trường ĐHBK Hà Nội đã phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) tổ chức buổi bế giảng khóa học “Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin truyền thông và phần mềm (ICT/SW experts Training Program – ISETP)” tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Viện CNTT&TT), Trường ĐHBK Hà Nội.

ISETP là khóa đào tạo giới thiệu về CNTT, lập trình phần mềm được thiết kế giúp người học có thể học hỏi kỹ năng về Arduino (phần cứng) và Entry (phần mềm), mã hóa phần mềm thông qua việc kết nối ứng dụng phần mềm với internet để từ đó tạo ra các ứng dụng công nghệ thiết thực mà bất kỳ ai sử dụng máy tính cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Chương trình do Viện KAIST (một trong 10 trường đại học khoa học và kỹ thuật hàng đầu của Châu Á) và Trường ĐHBK Hà Nội đồng tổ chức với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA hàng năm của Bộ Kế hoạch Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc.

Khóa học ISETP tại ĐHBK Hà Nội nằm trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ khoa học và kỹ thuật tại các quốc gia đang phát triển thông qua đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin/ phần mềm”. Dự án do Viện KAIST phối hợp với Trường ĐHBK Hà Nội, trong đó đơn vị triển khai là Viện CNTT&TT.

Ông Joon Hae Maeng đang chia sẻ về chương trình học

ISETP được kéo dài trong một năm (từ tháng 11/2014 đến tháng 06/2015). Chương trình triển khai lần đầu tiên cho sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội và được giảng dạy trực tiếp bởi các giáo sư và chuyên gia phần mềm đến từ Hàn Quốc. Sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội tham gia chương trình trong 4 đợt (mỗi đợt kéo dài 3 ngày với tổng thời gian học là 60 giờ). Cụ thể, khóa học đã đề cập đến những nội dung có tính thiết thực cao, liên quan đến công nghệ thông tin với nhiều môđun như: Entry - ngôn ngữ lập trình mang tính giáo dục (www.play-entry.com); Processing - ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được xây dựng cho nghệ thuật truyền thông, thiết kế trực quan và tương tác mới (www.processing.org) ;Arduino - bằng cách kết nối với máy tính thông qua cổng USB và các mã lập trình, người học có thể hiện thực hóa nhiều nội dung thành các phần cứng trong thực tế (www.arduino.cc)...

 

Ông Joon Hae Maeng – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục SMART, Viện KAIST cho biết: “ISTEP đưa ra chương trình học gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, tạo động lực cho các bạn trẻ học hỏi trong môi trường đào tạo theo chuẩn quốc tế, đem đến cơ hội tiếp cận với sản phẩm công nghệ cao trên thế giới. Viện KAIST mong muốn sinh viên ra trường có thể tự tạo ra các ứng dụng dựa trên nền tảng CNTT cơ bản. Sự thành công của Dự án sẽ tạo nền tảng cho sự hợp tác lâu dài và phát triển giữa Trường ĐHBK Hà Nội và Viện KAIST trong tương lai”.

Còn theo anh Woo Ji Yoon - cán bộ phòng thí nghiệm Sedu Lab, hiện nay ngành CNTT ở Hàn Quốc đang phát triển rất nhanh, đặc biệt khả năng hiện thực hóa lĩnh vực CNTT trong đời sống ngày càng tăng. Vì vậy, các bạn trẻ có thể vận dụng những kiến thức kỹ thuật từ chương trình học về lập trình phần mềm trên website và phần cứng Arduino để xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau. Từ đó, sinh viên có thể chia sẻ thông tin về những ứng dụng được học trên các website như: ứng dụng quản lý trạng thái sức khỏe con người, ứng dụng cho trẻ em…

 

 

Anh Woo Ji Yoon đang hướng dẫn sinh viên trong giờ học

Sau 4 đợt học, các ứng viên đã trải qua bài kiểm tra cuối kì để đánh giá năng lực và được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo của Viện KAIST. Những sinh viên xuất sắc trong giai đoạn đào tạo sẽ có cơ hội sang thăm Hàn Quốc.

Khóa học là cơ hội để sinh viên của Viện CNTT&TT, Trường ĐHBK Hà Nội rèn luyện kỹ năng ứng dụng, mở rộng kiến thức về lập trình web từ căn bản đến nâng cao thông qua các bài thực hành thực tế trong lĩnh vực CNTT. Tham gia khóa đào tạo của Dự án, ngoài cơ hội được nâng cao kỹ năng CNTT, các bạn sinh viên còn được sáng tạo những ứng dụng và chia sẻ với cộng đồng các sản phẩm do mình tạo ra; đồng thời gia tăng khả năng tìm được công việc phù hợp năng lực bản thân và cơ hội để thay đổi cuộc sống.

Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) là trường đại học chuyên sâu về nghiên cứu khoa học đầu tiên bậc sau đại học. KAIST được thành lập năm 1971 với mục đích ban đầu đào tạo ra các nhà khoa học và kỹ sư phục vụ nền công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ ở Hàn Quốc vào những năm 1960. Đây là một trong những viện/trường đại học danh tiếng của khu vực Châu Á và trên thế giới.

Tạp chí AsianWeek bình chọn KAIST là trường đại học khoa học và kỹ thuật tốt nhất của Châu Á trong hai năm liên tiếp 1999 và 2000. Năm 2009, KAIST đứng thứ 1 của Hàn Quốc, xếp hạng thứ 21 trên thế giới về lĩnh vực Engineering và IT, đứng thứ 39 thế giới về Natural Sciences theo bảng xếp hạng của [Times - QS University Ranking].

Viện KAIST có 6 trường đại học trực thuộc. Hiện, KAIST có hơn 8.200 sinh viên và 567 học giả.

Trường ĐHBKHN bắt đầu hợp tác với KAIST từ năm 2003 với rất nhiều loại hình hợp tác trao đổi học thuật và nghiên cứu chung. Trong đó, phải kể đến các hợp tác nghiên cứu, giảng dạy và trao đổi cán bộ, sinh viên tiêu biểu với các Viện CNTT&TT, Viện ĐTVT.

 
Hoàng Anh
Ảnh: Kim Chi
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thông cáo báo chí

Hoạt động trường

Tin nội bộ

Sự kiện trường
Quảng cáo





Danh Ngôn Cuộc Sống

Sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 150
  • Khách viếng thăm: 147
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 30743
  • Tháng hiện tại: 155313
  • Tổng lượt truy cập: 23754187

HIỂN THỊ BÌNH CHỌN

Bạn biết gì về NukeViet 3?

Một bộ sourcecode cho web hoàn toàn mới.

Mã nguồn mở, sử dụng miễn phí.

Sử dụng xHTML, CSS và hỗ trợ Ajax

Tất cả các ý kiến trên